Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp về k.tế diễn ra ntn? Các chính sách trên nhằm mục đích j? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đi đến nền k.tế nước ta ?
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp về k.tế diễn ra ntn? Các chính sách trên nhằm mục đích j? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đi đến nền k.tế nước ta ?
* Chính sách của thực dân Pháp:
+ Chính trị : Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.
+ Kinh tế:
– Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
– Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lợi.
– Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.
– Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.
+ Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế hàng hóa Pháp nhập vào; đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam.
+ Văn hóa, giáo dục: hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa. Pháp duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới. Các trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
* Mục đích: Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam, thu lợi nhuận, độc chiếm thị trường Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp và đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.
Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đi đến nền k.tế nước ta – Đối với nền kinh tế, nó làm cho nền kinh tế Vệt Nam phát triển què quặt mất cân đối: Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực