Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh nước ta. Quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thủy theo đường sông Bạch Đằng. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thủy quân địch bị đánh lui. Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thủy nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Ý nghĩa của cuộc kháng chiến là
Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn có ý nghĩa lịch sử lớn lao. cuộc kháng chiến biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đã đánh bại nguy cơ xâm lược của nhà Tống, giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của nước Đại Cồ Việt.
Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077):
I – Giai đoạn thứ nhất (1075)
* Tình hình nhà Tống:
– Tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn chồng chất . Ngân khố cạn kiệt, tài chính khốn đốn, nhân dân thì đói khổ.
– Bên ngoài 2 nước Liêu – Hạ quấy nhiễu
* Giải quyết khó khăn:
– Nhà Tống tiến hành chiến tranh để xâm lược Đại Việt
* Âm mưu:
– Nhà Tống xúi dục Cham-Pa đánh từ phía nam lên, phía bắc thì ngăn cản việc buôn bán đi lại của nhân dân 2 nước, dụ dỗ các tù trưởng người Việt
– Nhà Lý chủ động đối phó với nhà Tống, cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy quân đội
– Tuyển chọn binh lính, sẵn sàng chiến đấu
– Phong chức tước cho các tù trưởng, đối phó với quân Tống ở phía Bắc, tiến đánh Cham-Pa
* Diễn biến:
– Tháng 10/1075 : Lý Thường Kiệt cùng với Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy 10 vạn quân đánh vào đất Tống
– Quân bộ đánh vào Châu Ung
– Quân thúy đánh vào Châu Khâm và Châu Liêm
– Tiến đánh thành Ung Châu
*Kết quả:
– Sau 42 ngày đêm chiến đấu ta đã hạ được thành Ung Châu . Ta nhanh chóng rút quân về nước, xây dựng phòng tuyến chuẩn bị lực lượng kháng chiến
*Ý nghĩa:
– Làm chậm bước tiến của nhà Tống, đẩy chúng vào thế hoang mang, bị động
Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh nước ta. Quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thủy theo đường sông Bạch Đằng. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thủy quân địch bị đánh lui. Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thủy nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Ý nghĩa của cuộc kháng chiến là
Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn có ý nghĩa lịch sử lớn lao. cuộc kháng chiến biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đã đánh bại nguy cơ xâm lược của nhà Tống, giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của nước Đại Cồ Việt.