cuộc khởi nghĩa lam sơn bùng nổ và thời gian nào? -chiến thắng ý nghĩa to lớn của nghĩa quân tây sơn vào năm 1785 là gì? -mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ

cuộc khởi nghĩa lam sơn bùng nổ và thời gian nào?
-chiến thắng ý nghĩa to lớn của nghĩa quân tây sơn vào năm 1785 là gì?
-mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của ai tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú xuân
-Nguyễn ánh lập ra triều nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là j?
-kinh đô của triều nguyễn đặt ở đâu?
-Nguyên nhân nào khiến tây sơn thất bại trước cuộc tiến công của nguyễn ánh?
-Người thầy thuốc có uy tín ở thế kỉ thứ XVIII ông là ai?
-tại sao dưới triều nguyễn diện tích canh tác tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?
-Nhà bác học lớn nhất ở việt nam thế kỉ XVIII là
-nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao là do
-vì sao nguyễn huệ tạm hòa với trịnh đánh nguyễn?
-vì sao nói trong các năm 1786-1788, phong trào tây sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
-những năm 1831-1832, nhà nguyễn chia nước ra bn tỉnh?
II/ PHẦN TỰ LUẬN
CÂU1. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn?
CÂU2. Em hãy chứng minh những biểu hiện về sự phát triển văn học- nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX
CÂU 3. Em hãy cho bt chính sách ngoại thương của nhà nguyễn đối với những nước phương tây dc thể hiện ntn?
CÂU 4. Đánh giá những nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh ở thế kỉ XVIII

0 bình luận về “cuộc khởi nghĩa lam sơn bùng nổ và thời gian nào? -chiến thắng ý nghĩa to lớn của nghĩa quân tây sơn vào năm 1785 là gì? -mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ”

  1. Ngày 2 tháng giêng Mậu Tuất (7 – 2 – 1418) cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở đất Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) dưới sự lãnh đạo tối cao của Lê Lợi. Lê Lợi tự xưng  Bình Định Vương, truyền hịch khắp các nơi kêu gọi nhân dân hợp sức giết giặc, giành lại độc lập, tự chủ cho đất nước.

    Bình luận
  2. – Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào: 1771-1789

    – Chiến thắng ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

    – Vào mùa hè năm 1786 Nguyễn Huệ được sự trợ giúp của Nguyễn Hữu Chỉnh  tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú xuân

    – Nguyễn ánh lập ra triều nguyễn từ năm 1802 và lấy niên hiệu là Gia Long

    – Kinh đô của triều nguyễn đặt ở Phú Xuân 

    Nguyên nhân khiến Tây Sơn thất bại trước cuộc tiến công của Nguyễn Ánh: 

       + Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi vua nhưng hông đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia.

       + Nội bộ triều đình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng

    – Người thầy thuốc có uy tín ở thế kỉ thứ XVIII là: Hải Thượng Lãng Ông

    – Dưới triều Nguyễn diện tích canh tác tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong là do:

       + Ruộng đất bị bỏ hoang còn nhiều, nhân dân lưu vong

       + Nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất

       + Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô, thuế và đi phu dịch cho nhà nước

       + Sửa, đắp đê không được chú trọng nên lụt lội, hạn hán

    – Nhà bác học lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVIII là: Lê Quý Đôn

    – Nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao là do:

    Các loại hình nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có sự phát triển phong phú, mang nhiều nét mới so với các thế kỉ trước:

     Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.

     Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.

    – Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.

    – Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh vì: Lúc bấy giờ, nghĩa quân Tây Sơn đang rơi vào tình thế bất lợi. Ở phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Biết được đội quân của mình chưa thể chống lại được quân Trịnh, Nguyễn Nhạc thay đổi chiến lược: tạm hòa với Trịnh để tập trung lực lượng đánh vào Gia Định.

    – Nói trong các năm 1786-1788, phong trào tây sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước vì: 

       + Tạo điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước

       + Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

    – Các năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên)

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1: 

    – Nguyên nhân thắng lợi: 

       + Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta

       + Sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy

    – Ý nghĩa lịch sử:

       + Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát: Nguyễn, Lê, Trịnh; xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia

       + Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ nền độc lập dân tộc và lãnh thổ tổ quốc

    Câu 2: Các loại hình nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có sự phát triển phong phú, mang nhiều nét mới so với các thế kỉ trước:

     Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.

     Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.

    – Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.

    Ví dụ: Chùa Tây phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phạt nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.

    Câu 3: Nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây: Tàu buôn phương Tây cũng đến buôn bán ở các hải cảng VN. Nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở của hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. 

    -> Tác động: 

       + Kìm hãm sự phát triển 

       + Lệ thuộc vào nhà Thanh

       + Đẩy nhanh quá trình Pháp xâm lược

    Câu 4: 

    1. Nguyên Huệ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785)

    Tức là vào giai đoạn mà Tây Sơn mới làm chủ được vùng lãnh thổ phía nam Tổ quốc, sự câu kết giữa quân xâm lược Xiêm với quân bán nước Nguyễn Ánh làm cho so sánh lực lượng có lợi cho địch và bất lợi cho nghĩa quân. Trước sức tiến công mãnh liệt của 5 vạn quân Xiêm, quân ta đã thực hiện phương thức vừa đánh chặn, vừa rút lui, vừa tiêu hao và làm chậm bước tiến của địch, vừa bảo toàn lực lượng của mình. Cuộc lui quân chiến lược này đã tạo ra thời gian cần thiết khiến kẻ thù lộ rõ bản chất, bộc lộ rõ mạnh yếu, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa thế trận theo chiều hướng có lợi để di quân phản công chiến lược.

    Nghĩa quân Tây Sơn thực hành phản công, tiến công khi quân Xiêm đang trong thế tiến công, tuy về chính trị, thế của chúng đang mất dần. Chính vì vậy mà quân Xiêm không ngờ được Nguyễn Huệ sẽ quyết chiến với chúng ở ngay trên sông Tiền Giang, khi ông vừa hành quân từ Quy Nhơn vào. Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm địa bàn tác chiến chiến lược. Đó là nơi rất thuận lợi cho việc ém quân, giấu pháo, đồng thời tiện cho việc cơ động lực lượng tiêu diệt địch khi chúng dấn thân vào trận địa phục kích. Không chỉ sáng suốt trong lựa chọn địa bàn tác chiến, Nguyễn Huệ và nghĩa quân còn giỏi trong nghi binh, tạo thời cơ và chọn thời điểm tiến công thích hợp. Thoạt đầu, Nguyễn Huệ mở một vài trận tập kích nhỏ, vừa để thăm dò, vừa khiến cho quân giặc tưởng lầm rằng lực lượng của Tây Sơn nhỏ yếu mà thêm chủ quan. Nguyễn Huệ lại giả vờ sai sứ sang điều đình ngừng chiến với Chiêu Tăng và Chiêu Sương và giả vờ xin hàng phục chúng, vừa để kích động thêm sự chủ quan vừa gây thêm mâu thuẫn giữa tướng Xiêm với bọn Nguyễn Ánh. Vào đêm 18 rạng ngày 19/01, khi địch tấn công, một số thuyền quân Tây Sơn ra đánh chặn rồi giả thua, rút dần về phía Rạch Gầm – Xoài Mút nhằm dụ địch vào trận địa mai phục. Quân Xiêm tưởng ta yếu, thúc quân đuổi theo và trúng kế của Nguyễn Huệ. Thời điểm tác chiến lúc đó cũng đúng vào giai đoạn nước triều bắt đầu lên, càng tạo thêm thế mạnh cho sự tiến công của quân Tây Sơn. Do đó hiệu quả chiến đấu càng cao hơn.

    2. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh (1788 – 1789)

    Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã có sự phát triển rực rỡ. Trước sức tiến công ồ ạt và quy mô của 29 vạn quân Thanh, theo chủ trương của Ngô Thì Nhậm, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long về Tam Điệp – Biện Sơn để bảo toàn lực lượng, tạo điều kiện và thời cơ để chờ đại quân Nguyễn Huệ từ phía Nam ra tiến hành phản công lại giặc.

    Đó là một kế hoạch chiến lược sáng suốt. Ngô Thì Nhậm đã xem xét sức mạnh chiến tranh trong mối tương quan giữa địch và ta cả về thế và lực, cả về chính trị lẫn quân sự. Ông không chỉ thấy rõ hiện trạng trước mắt mà còn thấy trước sự chuyển biến “nhân tình thế thái”  sẽ đưa đến sự chuyển biến của “quân cơ” do hành động cướp nước của giặc Thanh và những hành động bán nước của bọn vua tôi nhà Lê gây ra, sự chuyển biến đó sẽ theo chiều hướng từ chỗ bất lợi cho ta thành có lợi cho ta, bất lợi cho địch.

    Trong kế hoạch chiến lược tạm thời lui binh đó, có việc chọn địa điểm tập kết quân thủy, bộ để tạo nên phòng tuyến chặn giặc. Tam Điệp – Biện Sơn được lựa chọn vừa tránh được thế mạnh của địch, bảo vệ được lực lượng ta, vừa giữ được chỗ hiểm không cho địch tràn qua, đồng thời cũng là địa bàn thuận lợi có thể tập kết lực lượng lớn, trở thành bàn đạp tiến công cho đại quân Nguyễn Huệ tiêu diệt giặc ở Thăng Long.

    Trong khi quân Thanh đang tự mãn trước những thắng lợi bước đầu và mải mê chuẩn bị ăn Tết thì tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ chủ trương tập trung lực lượng, bằng lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ và mãnh liệt, quyết tâm giải quyết chiến tranh nhanh gọn trong một trận quyết chiến.

    Trong điều kiện phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh với lực lượng chủ yếu là quân đội chính quy, Nguyễn Huệ dùng lối hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chọn đúng hướng, điểm đúng huyệt, đánh địch trên thế áp đảo, khiến quân thù tuy có binh hùng tướng giỏi, lực lượng đông gấp bội quân ta, nhưng do chủ quan nên không kịp trở tay, toàn quân rung chuyển rồi tan rã nhanh chóng.

    Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn được biểu hiện tập trung nhất trong việc tổ chức và thực hành trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi – Đống Đa. Nguyễn Huệ chọn Thăng Long làm mục tiêu tiến công chủ yếu, tiên công địch vào đúng lúc quân địch lo nghỉ ngơi ăn tết là hết sức đúng đắn.

    Trên cơ sở hiểu địch và với ý định chỉ đánh một trận là tiêu diệt, Nguyễn Huệ đã chia quân thành 5 đạo, tiến công trên ba hướng: hướng nam, hướng tây nam và đông bắc Thăng Long.

    Trong “trận hội chiến” này, Nguyễn Huệ đã khéo sử dụng lực lượng ưu thế cho từng hướng tiến công và từng trận đánh. Sử dụng hai đạo quân vào hướng chủ yếu, ông đã tạo được thế uy hiếp ở trước mặt và cạnh sườn để bao vây, tiến công chúng. Từ thế uy hiếp mạnh mẽ ở hướng chính, ông lại tạo được ưu thế cho hướng vu hồi dễ dàng diệt gọn mấy nghìn quân của Sầm Nghi Đống, rồi nhanh chóng thọc sâu vào đầu não địch với thế như chẻ tre. Uy thế áp đảo ở hướng này lại tạo thêm uy lực cho hướng chính đánh trận then chốt quyết định ở Ngọc Hồi.

    Cùng một lúc đánh địch bằng nhiều mũi trên nhiều hướng, kết hợp chính binh và kỳ binh, giữa đánh chính diện và đánh vu hồi, nhanh chóng chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch là điểm nổi bật của cách đánh Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn trong trận quyết chiến chiến lược. Chiến thuật của quân đội Tây Sơn đã có bước phát triển trong việc nâng cao vai trò của hỏa lực và cơ động để phá vỡ đội hình địch, thực hiện đòn đột kích liên tiếp cho đến thắng lợi.

    Trong chiến đấu không đơn thuần dùng bộ binh hoặc bộ binh làm nhiệm vụ chủ yếu nhất mà đã có sự phối hợp chiến đấu giữa bộ binh với pháo binh, tượng binh và kỵ binh. Chiến thuật dàn đều binh lực đã được thay thế bằng chiến thuật tập trung binh lực đột kích mãnh liệt trên một điểm quyết định, kết hợp giữa đánh vào mặt chính diện với thọc sâu, vu hồi, bao vây tiêu diệt quân địch.

    Mình đã sửa lại câu trả lời và trả lời hết tất cả các câu hỏi của bạn rồi! mong bạn đánh giá mình 5 sao, cảm ơn và tim câu trả lời của mình nhé

    Bình luận

Viết một bình luận