CỨU MIK VỚI, MẤY BẠN CHUYÊN SINH ƠI Câu 1, Nêu nơi sống, lối sống của giun đũa. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của giun đũa. Để phòng trừ

CỨU MIK VỚI, MẤY BẠN CHUYÊN SINH ƠI
Câu 1, Nêu nơi sống, lối sống của giun đũa. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của giun đũa. Để phòng trừ bệnh giun sán kí sinh, chúng ta cần phải làm gì.
Câu 2, Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, di chuyển, hô hấp tiêu hóa của giun đất.

0 bình luận về “CỨU MIK VỚI, MẤY BẠN CHUYÊN SINH ƠI Câu 1, Nêu nơi sống, lối sống của giun đũa. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của giun đũa. Để phòng trừ”

  1. Đáp án:

    Câu 1:

    Giun đũa ký sinh trong ruột non người.

    Cơ thể giun đũa có kích thước bằng chiếc đũa(khoảng 25cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

    Cơ thể giun đũa hình ống. Thành cơ thể  có lớp biểu bì & lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài & cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.

    Để phòng trừ bệnh giun sán kí sinh, chúng ta cần phải rửa rau sạch và nấu chín, tẩy giun định kỳ

     

    Bình luận
  2. 1) nơi sống: kí sinh ở ruột non người

    lối sống: kí sinh

    đặc điểm cấu tạo ngoài:

     – cơ thể dài bằng chiếc đũa

     – có lớp vỏ cuticun bọc ngoài

    cấu tạo trong:

     -cơ thể hình ống

     – thành cơ thể có lớp biểu bid và lớp cơ dọc phát triển

     – khoang cơ thể chưa chính thức

    – ống tiêu hoá bắt đầu ở lỗ miệng và kết thúc ở hậu môn

     -tuyến sinh dục dài và cuộn khúc

    cách phòng tránh giun sán:

    – uống thuốc tẩy giun từ 1-2 lần trong 1 năm

    – rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

    –  giữ vệ sinh cá nhân

    – ăn chín uống nước sôi để nguội

    2) cấu tạo ngoài:

    – cơ thể dài gồm nhiều đốt

     – mỗi đốt có 1 vòng tơ xung quanh

    – phần đầu gồm:

    – miệng

    đai sinh dục: 1 lỗ sinh dục cái, 2 lỗ sinh dục đực

    phần đuôi: có hậu môn

    di chuyển: kết hợp sự chun giãn cơ thể với các vòng tơ

    hô hấp: sự trao đổi khí( hô hấp) được thực hiện qua da

    tiêu hoá: chia làm nhiều phần: thức ăn lấy từ miệng, chứa ở diều nghiền nhỏ dạ dày cơ, được tiêu hoá từ exim tiết ra từ ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột

    Bình luận

Viết một bình luận