Dạ ai phân tích giúp em lần rơi nước mắt thứ 3 của tác phẩm Vợ Nhặt nhà văn Kim Lân được không ạ
0 bình luận về “Dạ ai phân tích giúp em lần rơi nước mắt thứ 3 của tác phẩm Vợ Nhặt nhà văn Kim Lân được không ạ”
Cùng với Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,… Kim Lân cũng là một trong số những cái tên nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam khi viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám, với ngòi bút sâu sắc và cái nhìn thấu hiểu. Tuy nhiên khác với ngòi bút phê phán và tiếng cười sâu cay của Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan, khác với sự lạnh lùng, đau đớn từng câu văn của Nam Cao. Các tác phẩm của Kim Lân không chủ tập trung vào việc phản ánh hiện thực xã hội đương thời hay những nỗi đau thân phận, mà tác giả dựa vào đó để làm nổi bật những giá trị nhân văn, vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, bộc lộ sức mạnh, ý nghĩa của những tình cảm cao quý như tình thân, tình yêu, thứ làm thay đổi con người và cuộc sống của họ dẫu trong những hoàn cảnh khốn cùng nhất. Đời sáng tác của Kim Lân ngắn, và ông không để lại nhiều tác phẩm, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến Vợ nhặt, một tác phẩm tiêu biểu, đặc trưng cho khuynh hướng sáng tác của tác giả
Truyện ngắn Vợ nhặt diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt – nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945, chỉ trong vòng vài tháng khiến hơn hai triệu đồng ta từ Bắc Kỳ đến Quảng Trị chịu chết đói, cái ám ảnh kinh hoàng ấy được Nam Cao viết trong Đôi mắt rằng “có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình”. Trong tác phẩm Kim Lân không dùng những từ ngữ quá nặng nề, gay gắt, không tiếng chửi bới, hay những sự kiện nào kịch tính để mô tả lại viễn cảnh khủng khiếp của nạn đói. Tuy nhiên ông vẫn lột tả được cái tiêu điều, thê thảm của một xóm ngụ cư trong giai đoạn đau thương nhất của lịch sử dân tộc, bằng những câu văn nhẹ nhàng, nhưng rất thấm thía. Đó là cái cảnh những người dân tản cư, dìu dắt, bồng bế nhau la liệt khắp nơi, bộ dạng thê thảm, tàn tạ, người ngợm “xanh xám như bóng ma”, “ngổn ngang khắp lều chợ”, không gian bao trùm bởi sự chết chóc với cảnh “người chết như ngả rạ”, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Ớn lạnh, ám ảnh với cảnh “bóng người đói dật dờ lặng lẽ đi lại như bóng ma”, cùng với “tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi khủng khiếp” như tiếng gọi của tử thần, còn con người thì đang bước dần từng bước chậm rãi đến nghĩa địa, tuyệt vọng và bất lực, những con người ấy dường như đã nhìn thấy trước cái chết của mình, thậm chí “khó ai có thể tin mình sống nổi”. Đó là một khung cảnh đầy bi thương và ám ảnh, được Kim Lân tái hiện lại trong các dòng văn xen kẽ, ông không tập trung làm nổi bật nó, mà chỉ chấm phá trong một vài câu văn khiến người ta có cảm giác cái chết hiện diện khắp nơi và nó dần trở thành lẽ thường trong giai đoạn ấy. Không ai lạ gì cảnh người chết đói, thỉnh thoảng lại có một người ngã xuống, lúc đầu người ta còn có sức để đi chôn, sau nhiều quá chỉ cuốn chiếu lại để đó, cuối cùng là không có cả chiếu để cuốn, thê thảm và ghê sợ vô cùng. Có thể thấy rằng nhà văn Kim Lân không hề né tránh hiện thực, nhưng quan trọng hơn giá trị của tác phẩm không nằm ở chỗ phơi bày giá trị hiện thực mà là ở việc từ trong bóng tối của hiện thực tác giả đã tìm ra ánh sáng của sự sống, ánh sáng của hy vọng, ánh sáng của tình người, của niềm tim toát lên từ những con người trong nạn đói ấy. Những con người đang bám víu lấy cái sự sống mỏng manh, đang nỗ lực sống sót, dù rằng họ cũng như những người dân ngụ cư khác “khó ai có thể tin mình sống nổi” đó là Tràng, thị, và bà cụ Tứ
.Nhân vật Tràng là một nhân vật điển hình đại diện cho những con người trong nạn đói năm 44-45, lai lịch của anh chàng có thể gói gọn trong ba chữ “dân ngụ cư”, và từ ba chữ này đã nói lên rất nhiều điều. Tràng là người mang số phận tha hương cầu thực, không thể sống nổi ở quê hương mình nên đành phải tìm đến nơi khác kiếm kế sinh nhai, điều đó đem đến cho anh nhiều nỗi khổ, sự kỳ thị, phân biệt đối xử của dân bản địa, dẫn đến việc anh không được chia ruộng đất (vốn là tài sản lớn nhất của người nông dân lúc bấy giờ), vô cùng nghèo khổ. Không chỉ vậy, dân ngụ cư cũng không được sống trong không gian làng xóm, mà phải sống riêng biệt ở rìa làng hoặc ngoài đê, đồng thời cũng không được tham gia bất cứ một sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã. Có thể nói là vô cùng đáng thương, thảm hại. Gia đình Tràng nghèo khó, mẹ góa con côi dựa dẫm vào nhau, làm nghề kéo xe bò thuê, công việc bấp bênh không ổn định. Thêm nữa Tràng lại có một ngoại hình xấu xí, với những đường nét thô kệch được tác giả ví như sự gọt đẽo sơ sài của tạo hóa “hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, thân hình to lớn vập vạp” lại thêm cái tật “vừa đi vừa lảm nhảm những điều mà mình nghĩ”, khi cười thì thường ngửa mặt lên trời cười hầy hầy.
Chính vì ngoại hình xấu lạ ấy mà Tràng chỉ có sức hấp dẫn với những đứa trẻ trong xóm, chứ không lọt được vào mắt xanh của bất cứ cô gái trẻ nào, điều đó dẫn tới việc Tràng chẳng thể lấy nổi một cô vợ. Sau những nét về lai lịch, ngoại hình để bộc lộ tính cách nhân vật Tràng Kim Lân đã đặt anh vào một sự kiện mang tính bước ngoặt, cũng chính là tình huống truyện – Tràng “nhặt” được vợ. Đó là khi Tràng đang đẩy xe bò, để cho đỡ mệt anh đã hò mấy câu cho vui miệng, chứ cũng không chủ đích chòng ghẹo ai “Muốn ăn cơm trắng mấy giò, lại đây mà đẩy xe bò cùng anh”. Ai ngờ sau câu nói ấy, thì thị lại ra đẩy xe cùng Tràng thật, rồi còn cười tít mắt với anh, khiến anh vô cùng khoái chí, nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở đó. Trong lần gặp thứ hai, Tràng và thị vẫn chưa có cái gì gọi là tình yêu mà nó chỉ là sự chia sẻ, cảm thông giữa những người đồng cảnh ngộ, khi thị sưng sỉa, cong cớn vì miếng ăn thì Tràng sẵn sàng giúp đỡ, đãi thị hẳn 4 bát bánh đúc và thị cũng chẳng ngại ngần gì mà ăn một lượt không chuyện trò. Rồi cũng từ dăm ba câu chuyện trò và một câu bông đùa nữa của Tràng “Này có theo tớ về thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” mà thị theo Tràng, trở thành vợ của Tràng thật, không cần mối lái, lễ hỏi, chỉ với 4 bát bánh đúc và một câu đùa, hai con người ấy đã trở thành vợ chồng với nhau. Đó là một tình huống rất bất ngờ, bất ngờ với cả độc giả lẫn nhân vật Tràng, anh đã có vợ bằng một phương thức rất kỳ quái, còn thị thì trở thành một người vợ “nhặt”. Từ sự kiện Tràng “nhặt” vợ, nhân vật này có nhiều diễn biến tâm trạng khác nhau. Trong buổi chiều hôm trước, trước khi dẫn vợ về nhà, Tràng vốn dĩ xưa nay là một người thô kệch, cục mịch thế mà lại trở nên tinh tế, biết chăm sóc người khác lạ kỳ.
Thương vợ tàn tạ, rách nát quá, về nhà chồng mà chẳng có gì ngoài bộ đồ như tổ đỉa và cái nón rách, Tràng đã dẫn thị vào chợ tỉnh mua một cái thúng con đựng vài thứ đồ lặt vặt để cho thị đỡ tủi thân, đồng thời dẫn thị di ăn một bữa no nê thay cho tiệc mừng cưới. Không chỉ vậy Tràng còn mua thêm hai hào dầu (việc làm vốn được gọi là hoang phí trong thời buổi nạn đói hoành hành), để về thắp sáng nhà cửa, đón thị về làm dâu mới. Đó là một cách làm rất cảm động và đủ tinh tế của một người chồng biết lo nghĩ, nhân hậu. Trên đường về Tràng tỏ ra rất sung sướng, phấn khởi cái niềm vui nó trào ra hiện rõ lên khuôn mặt anh “Mặt hắn có một cái vẻ gì đó phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Kim Lân còn dùng một câu văn rất cảm động để diễn tả tâm trạng của anh lúc này “trong một lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt”. Có thể thấy rằng trong thâm tâm Tràng lúc này Tràng sự vui mừng, niềm hạnh phúc đã xóa mờ hết tất cả những gì khó khăn, khốn khổ đang diễn ra và đang chờ đợi phía trước, kể cả cái chết. Khi về đến nhà, đứng trong một không gian hẹp hơn, bỗng Tràng cảm thấy ngượng, rồi thấy sờ sợ, bởi lẽ sự quen biết giữa thị và Tràng chẳng đủ để hai người có thể đối đãi hẳn với nhau như những người thân, chứ đừng nói là một cặp vợ chồng, họ chưa có tình yêu, sợi dây duy nhất nối giữa họ chính là sự đồng cảm, thương xót của Tràng, và thị thì cần miếng ăn. Cuối cùng là khi Tràng giới thiệu với mẹ về nàng dâu mới, chờ đợi sự đồng ý với mẹ, thì anh lại chuyển sang trạng thái nôn nóng, sốt ruột, đi đi lại lại, ra sân ngóng trông mẹ về, rồi đón mẹ một cách rối rít, mừng rỡ. Lúc thưa chuyện, Tràng cũng bộc lộ rõ sự chững chạc, nghiêm túc, thể hiện sự trân trọng trìu mến với u già, và cũng là sự trân trọng hạnh phúc bất ngờ này.
Sau đêm tân hôn, sáng hôm sau thức dậy trong lòng Tràng có nhiều điều thay đổi, hạnh phúc đã khơi dậy trong Tràng ý thức, trách nhiệm bổn phận của người đàn ông trong gia đình. Anh dậy muộn, cảm thấy trong cơ thể hiện diện sự êm ái, lửng lơ như từ một giấc mơ đi ra, cảm thấy ngỡ ngàng trước hạnh phúc mà mình đang nắm giữ, nhận thấy cảnh tượng xung quanh thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ (đống quần áo rách như tổ đỉa thường vắt ở góc nhà, thì giờ được đem ra sân hong khô, hai ang nước dưới gốc ổi bình thường khô cong thì bây giờ đầy ắp nước, đống rác mùn được dọn sạch,…), thứ hai nữa là không khí trong nhà bỗng trở nên ấm áp, vui vẻ lạ kỳ. Việc đó đã thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc “cảnh tượng thật đơn giản bình thường, nhưng đối với hắn thật thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”, rồi “một nguồn vui sướng đột ngột tràn ngập trong lòng”. Từ những cảm xúc ấy Tràng đã nhận thức được trách nhiệm của bản thân với cuộc sống, với gia đình “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người. Hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này” và biến nó thành hành động “hắn chạy xăm xăm ra giữa sân. Hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa căn nhà”, muốn cùng chung tay để nghênh đón một tương lai tốt đẹp hơn. Từ chuyện có vợ, sự chuyển biến trong nhận thức đã dẫn tới kết quả là sự khao khát, ước muốn đổi đời nhen nhóm lên trong tâm hồn Tràng khi anh bắt đầu quan tâm đến chuyện ngoài xã hội (chuyện Thái Nguyên, Bắc Giang nhân dân nổi lên cướp kho thóc của Nhật). Anh nghĩ về lần gặp Việt Minh mà mình đã tránh né, rồi tự nhiên thấy tiếc rẻ, vẩn vơ khó hiểu, điều ấy chứng minh rằng nếu được cho quay lại thời gian khi ấy, có lẽ Tràng đã không ngại ngần mà gia nhập Việt Minh cùng đi phá kho thóc của Nhật, và trong tương lai, nếu gặp lại cảnh ấy có lẽ Tràng cũng sẽ tham gia. Tác phẩm khép lại với hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” lẩn khuất ẩn hiện trong trí óc Tràng, đã mở ra những hy vọng mới, những niềm tin, và giải pháp mới cho Tràng và cả những người dân trong nạn đói năm 44-45.
Nhân vật người vợ nhặt cũng là một nhân vật quan trọng của tác phẩm. Thị là người có lai lịch không rõ ràng, không tên không tuổi, không quê quán họ hàng, thân phận của thị chính là một số không tròn trịa, phản ánh số phận rẻ rúng như rơm như rác của con người trước nạn đói năm 1944-1945. Thị không phải là người phụ nữ có ngoại hình hấp dẫn, Kim Lân đã dùng những nét vẽ rất thảm hại để tái hiện lại dáng vẻ tàn tạ của thị như “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “gầy xọp”, “trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”, rồi “cái ngực gầy lép nhô lên” và “hai con mắt trũng hoáy”. Không có một ngoại hình hấp dẫn, nhưng cách nói năng của thị cũng chẳng lấy gì làm hay ho, ngôn ngữ chua ngoa, đanh đá, chỏng lỏn, sưng sỉa chỉ vì một miếng ăn. Cử chỉ, hành động vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn. Nhưng bấy nhiêu đó có phải là bản chất của thị hay không? Câu trả lời là không, bởi thực tế trong những biểu hiện khi về làm vợ Tràng thị đã bộc lộ nhiều vẻ đẹp đáng quý. Trước hết là vẻ đẹp của khát vọng sống mãnh liệt, như đã phân tích tất cả những cử chỉ, ngôn ngữ hành động của thị đều có vẻ phản cảm và đáng ghét. Thế nhưng nếu ta xoay góc nhìn một chút sang khuynh hướng nhân văn nhân bản, thì có thể thấy rõ ràng rằng thị có những hành động, ngôn ngữ như vậy tất cả chỉ vì khao khát được sống, được có miếng ăn cứu đói, thị không muốn chết, đồng thời cũng bộc lộ khao khát được hạnh phúc, thị cũng muốn có một tấm chồng để dựa dẫm lúc buổi khó khăn, đói kém. Vẻ đẹp thứ hai nữa của thị chính là vẻ đẹp nữ tính được bộc lộ sau khi về làm vợ Tràng. Trên đường về nhà chồng, thị trở nên thẹn thùng, bẽn lẽn như bất kỳ cô dâu mới nào ngày cưới, rón rén, e thẹn, lấy nón che mặt, bởi ngại ngùng trước những ánh mắt xăm soi của dân làng. Khi bước về nhà chồng, nhìn thấy căn nhà lụp xụp của Tràng thị đã không giấu nổi thất vọng qua tiếng thở dài, thế nhưng khác hẳn với cái tính chỏng lỏn, đanh đá được mắt trên chợ tỉnh, thị lại im lặng, quyết tâm cùng với chồng vun vén cho gia đình, chứ không hề buông lời chê trách, thể hiện vẻ đẹp của sự chịu thương chịu khó, hy sinh vốn có của người phụ nữ Việt Nam. Khi gặp gỡ tiếp xúc với mẹ chồng, thị trở nên rất lễ phép, thưa hỏi đàng hoàng, nghiêm túc lắng nghe lời bà cụ Tứ chỉ dạy. Sau đêm tân hôn thì thị trở
hành một người phụ nữ đảm đang tháo vát, dậy sớm đem quần áo ra phơi, gánh đầy hai ang nước, quét sân, trang hoàng nhà cửa, … quyết tâm làm một người vợ hiền dâu thảo, xây dựng gia đình cùng với Tràng. Trong ứng xử thị cũng trở nên rất tế nhị, thông minh, khi bà cụ mang nồi “chè khoán” ra với niềm vui mừng, thì bản thân thị cũng rất trông mong vào món chè ngon ngọt, thế nhưng khi ăn một miếng “mắt thị tối lại” – thị thất vọng, tuy nhiên thị cố giấu sự thất vọng ấy đi, điềm nhiên ăn tiếp, không nhìn ai, cũng không nói câu gì để tránh làm bà cụ Tứ tủi thân và làm mất không khí vui vẻ của gia đình. Một vẻ đẹp nữa của thị đó chính là niềm tin vào tương lai tươi sáng, chính thị đã đem đến cho cả gia đình một thông tin mới, mở ra một lối thoát cho Tràng, bà cụ Tứ và đó cũng là lối thoát chung của nhân dân ta dưới nạn đói năm Ất Dậu.
Nhân vật thứ 3 của tác phẩm đó chính là nhân vật bà cụ Tứ. Đây là một người phụ nữ nghèo khổ, cơ cực, cả đời long đong lận đận, mong ước lớn nhất với cuộc đời là lấy vợ cho con mà mãi vẫn chưa được. Thế nhưng giữa cái lúc thóc đau gạo kém, giữa lúc nạn đói người chết như ngả rạ thì anh con trai lại “nhặt” được một người vợ theo không, khiến bà vừa mừng vừa lo. Trước cảnh Tràng lấy vợ, trong buổi chiều hôm trước bà vợ đầu tiên là hết sức ngạc nhiên và bối rối, trước lời chào của thị, bà cụ Tứ chỉ im lặng vì thấy không thể tin nổi là con mình lại có được vợ mà không cần cưới hỏi. Sau sự ngạc nhiên ấy chính là những cảm xúc lẫn lộn sau khi hiểu ra ngọn nguồn cớ sự, khi nghe Tràng giải thích thì bà “cúi đầu nín lặng”. Bà thấy buồn, thấy tủi cho mình và cho con trai, bởi lúc người ta cưới vợ cho con là lúc nhà ăn nên làm ra, có tiền có của, làm được dăm ba mâm đãi làng, đãi xóm, còn nhà mình thì không có gì, lại còn ngay giữa nạn đói sống nay chết mai. Không chỉ buồn mà bà còn lo lắng cho tương lai của Tràng và thị, không biết chúng liệu có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không. Cuối cùng bà cụ lại thấy mừng vì thấy rằng may mắn thị có gặp phải bước đường đói khát nên mới lấy đến Tràng
1. Giải thích thế nào là tình huống truyện độc đáo: Đó là tình huống có nét khác thường, bộc lộ được nhiều vấn đề có ý nghĩa khiến độc giả phải chú ý tìm hiểu, suy nghĩ.
2. Nêu tình huống độc đáo của Vợ nhặt.
– Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm: Vợ nhặt. Tràng nhặt được vợ như người ta nhặt được một thứ đồ vật vô chủ nào đó.
– Tràng một người xấu xí, thô kệch lại là dân ngụ cư mà lại lấy được vợ, hơn thế lại có vợ theo hẳn hoi. Lạ đời hơn Tràng lấy vợ trong lúc nạn đói đang hoành hành dữ dội, chỉ bằng vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc.
-Tình huống bất ngờ, éo le, giàu kịch tính : khiến cho mọi người trong xóm ngụ cư vô cùng ngạc nhiên , bà cụ Tứ ngạc nhiên, và ngay cả bản thân Tràng cũng ngạc nhiên
– Nhưng trong chính hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng đấy ba con người cùng khổ vẫn có niềm tin vào cuộc sống, họ nương tựa vào nhau, cùng nhau hi vọng và tương lai. Chỉ trong thời gian ngắn họ đã có những thay đổi mà cụ thể và sâu sắc nhất là bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ, đôn hậu và giàu lòng yêu thương.
– Tình huống truyện cũng là cách để nhà văn Kim Lân lên tiếng tố cáo xã hội thực dân phát xít gây nên nạn đói khủng khiếpnăm 1945. Nạn đói đã khiến phẩm giá con người bị hạ thấp đến mức người ta có thể nhặt được vợ.
3. Ý nghĩa của việc xây dựng tình huống “nhặt vợ”
– Tạo cho tác phẩm có được kết cấu chặt chẽ. Các sự việc, các chi tiết khác được kể tới đều xoay quanh tình huống này.
– Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đẩy con người đến bước đường cùng, biến giá trị con người thành số không.
– Thể hiện được cái tình của người lao động nghèo và tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của bà mẹ
– Nói lên được lòng ham sống, bản chất lạc quan của người lao động đang bị lâm vào cảnh khốn cùng.
Cùng với Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,… Kim Lân cũng là một trong số những cái tên nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam khi viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám, với ngòi bút sâu sắc và cái nhìn thấu hiểu. Tuy nhiên khác với ngòi bút phê phán và tiếng cười sâu cay của Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan, khác với sự lạnh lùng, đau đớn từng câu văn của Nam Cao. Các tác phẩm của Kim Lân không chủ tập trung vào việc phản ánh hiện thực xã hội đương thời hay những nỗi đau thân phận, mà tác giả dựa vào đó để làm nổi bật những giá trị nhân văn, vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, bộc lộ sức mạnh, ý nghĩa của những tình cảm cao quý như tình thân, tình yêu, thứ làm thay đổi con người và cuộc sống của họ dẫu trong những hoàn cảnh khốn cùng nhất. Đời sáng tác của Kim Lân ngắn, và ông không để lại nhiều tác phẩm, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến Vợ nhặt, một tác phẩm tiêu biểu, đặc trưng cho khuynh hướng sáng tác của tác giả
Truyện ngắn Vợ nhặt diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt – nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945, chỉ trong vòng vài tháng khiến hơn hai triệu đồng ta từ Bắc Kỳ đến Quảng Trị chịu chết đói, cái ám ảnh kinh hoàng ấy được Nam Cao viết trong Đôi mắt rằng “có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình”. Trong tác phẩm Kim Lân không dùng những từ ngữ quá nặng nề, gay gắt, không tiếng chửi bới, hay những sự kiện nào kịch tính để mô tả lại viễn cảnh khủng khiếp của nạn đói. Tuy nhiên ông vẫn lột tả được cái tiêu điều, thê thảm của một xóm ngụ cư trong giai đoạn đau thương nhất của lịch sử dân tộc, bằng những câu văn nhẹ nhàng, nhưng rất thấm thía. Đó là cái cảnh những người dân tản cư, dìu dắt, bồng bế nhau la liệt khắp nơi, bộ dạng thê thảm, tàn tạ, người ngợm “xanh xám như bóng ma”, “ngổn ngang khắp lều chợ”, không gian bao trùm bởi sự chết chóc với cảnh “người chết như ngả rạ”, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Ớn lạnh, ám ảnh với cảnh “bóng người đói dật dờ lặng lẽ đi lại như bóng ma”, cùng với “tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi khủng khiếp” như tiếng gọi của tử thần, còn con người thì đang bước dần từng bước chậm rãi đến nghĩa địa, tuyệt vọng và bất lực, những con người ấy dường như đã nhìn thấy trước cái chết của mình, thậm chí “khó ai có thể tin mình sống nổi”. Đó là một khung cảnh đầy bi thương và ám ảnh, được Kim Lân tái hiện lại trong các dòng văn xen kẽ, ông không tập trung làm nổi bật nó, mà chỉ chấm phá trong một vài câu văn khiến người ta có cảm giác cái chết hiện diện khắp nơi và nó dần trở thành lẽ thường trong giai đoạn ấy. Không ai lạ gì cảnh người chết đói, thỉnh thoảng lại có một người ngã xuống, lúc đầu người ta còn có sức để đi chôn, sau nhiều quá chỉ cuốn chiếu lại để đó, cuối cùng là không có cả chiếu để cuốn, thê thảm và ghê sợ vô cùng. Có thể thấy rằng nhà văn Kim Lân không hề né tránh hiện thực, nhưng quan trọng hơn giá trị của tác phẩm không nằm ở chỗ phơi bày giá trị hiện thực mà là ở việc từ trong bóng tối của hiện thực tác giả đã tìm ra ánh sáng của sự sống, ánh sáng của hy vọng, ánh sáng của tình người, của niềm tim toát lên từ những con người trong nạn đói ấy. Những con người đang bám víu lấy cái sự sống mỏng manh, đang nỗ lực sống sót, dù rằng họ cũng như những người dân ngụ cư khác “khó ai có thể tin mình sống nổi” đó là Tràng, thị, và bà cụ Tứ
.Nhân vật Tràng là một nhân vật điển hình đại diện cho những con người trong nạn đói năm 44-45, lai lịch của anh chàng có thể gói gọn trong ba chữ “dân ngụ cư”, và từ ba chữ này đã nói lên rất nhiều điều. Tràng là người mang số phận tha hương cầu thực, không thể sống nổi ở quê hương mình nên đành phải tìm đến nơi khác kiếm kế sinh nhai, điều đó đem đến cho anh nhiều nỗi khổ, sự kỳ thị, phân biệt đối xử của dân bản địa, dẫn đến việc anh không được chia ruộng đất (vốn là tài sản lớn nhất của người nông dân lúc bấy giờ), vô cùng nghèo khổ. Không chỉ vậy, dân ngụ cư cũng không được sống trong không gian làng xóm, mà phải sống riêng biệt ở rìa làng hoặc ngoài đê, đồng thời cũng không được tham gia bất cứ một sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã. Có thể nói là vô cùng đáng thương, thảm hại. Gia đình Tràng nghèo khó, mẹ góa con côi dựa dẫm vào nhau, làm nghề kéo xe bò thuê, công việc bấp bênh không ổn định. Thêm nữa Tràng lại có một ngoại hình xấu xí, với những đường nét thô kệch được tác giả ví như sự gọt đẽo sơ sài của tạo hóa “hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, thân hình to lớn vập vạp” lại thêm cái tật “vừa đi vừa lảm nhảm những điều mà mình nghĩ”, khi cười thì thường ngửa mặt lên trời cười hầy hầy.
Chính vì ngoại hình xấu lạ ấy mà Tràng chỉ có sức hấp dẫn với những đứa trẻ trong xóm, chứ không lọt được vào mắt xanh của bất cứ cô gái trẻ nào, điều đó dẫn tới việc Tràng chẳng thể lấy nổi một cô vợ. Sau những nét về lai lịch, ngoại hình để bộc lộ tính cách nhân vật Tràng Kim Lân đã đặt anh vào một sự kiện mang tính bước ngoặt, cũng chính là tình huống truyện – Tràng “nhặt” được vợ. Đó là khi Tràng đang đẩy xe bò, để cho đỡ mệt anh đã hò mấy câu cho vui miệng, chứ cũng không chủ đích chòng ghẹo ai “Muốn ăn cơm trắng mấy giò, lại đây mà đẩy xe bò cùng anh”. Ai ngờ sau câu nói ấy, thì thị lại ra đẩy xe cùng Tràng thật, rồi còn cười tít mắt với anh, khiến anh vô cùng khoái chí, nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở đó. Trong lần gặp thứ hai, Tràng và thị vẫn chưa có cái gì gọi là tình yêu mà nó chỉ là sự chia sẻ, cảm thông giữa những người đồng cảnh ngộ, khi thị sưng sỉa, cong cớn vì miếng ăn thì Tràng sẵn sàng giúp đỡ, đãi thị hẳn 4 bát bánh đúc và thị cũng chẳng ngại ngần gì mà ăn một lượt không chuyện trò. Rồi cũng từ dăm ba câu chuyện trò và một câu bông đùa nữa của Tràng “Này có theo tớ về thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” mà thị theo Tràng, trở thành vợ của Tràng thật, không cần mối lái, lễ hỏi, chỉ với 4 bát bánh đúc và một câu đùa, hai con người ấy đã trở thành vợ chồng với nhau. Đó là một tình huống rất bất ngờ, bất ngờ với cả độc giả lẫn nhân vật Tràng, anh đã có vợ bằng một phương thức rất kỳ quái, còn thị thì trở thành một người vợ “nhặt”. Từ sự kiện Tràng “nhặt” vợ, nhân vật này có nhiều diễn biến tâm trạng khác nhau. Trong buổi chiều hôm trước, trước khi dẫn vợ về nhà, Tràng vốn dĩ xưa nay là một người thô kệch, cục mịch thế mà lại trở nên tinh tế, biết chăm sóc người khác lạ kỳ.
Thương vợ tàn tạ, rách nát quá, về nhà chồng mà chẳng có gì ngoài bộ đồ như tổ đỉa và cái nón rách, Tràng đã dẫn thị vào chợ tỉnh mua một cái thúng con đựng vài thứ đồ lặt vặt để cho thị đỡ tủi thân, đồng thời dẫn thị di ăn một bữa no nê thay cho tiệc mừng cưới. Không chỉ vậy Tràng còn mua thêm hai hào dầu (việc làm vốn được gọi là hoang phí trong thời buổi nạn đói hoành hành), để về thắp sáng nhà cửa, đón thị về làm dâu mới. Đó là một cách làm rất cảm động và đủ tinh tế của một người chồng biết lo nghĩ, nhân hậu. Trên đường về Tràng tỏ ra rất sung sướng, phấn khởi cái niềm vui nó trào ra hiện rõ lên khuôn mặt anh “Mặt hắn có một cái vẻ gì đó phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Kim Lân còn dùng một câu văn rất cảm động để diễn tả tâm trạng của anh lúc này “trong một lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt”. Có thể thấy rằng trong thâm tâm Tràng lúc này Tràng sự vui mừng, niềm hạnh phúc đã xóa mờ hết tất cả những gì khó khăn, khốn khổ đang diễn ra và đang chờ đợi phía trước, kể cả cái chết. Khi về đến nhà, đứng trong một không gian hẹp hơn, bỗng Tràng cảm thấy ngượng, rồi thấy sờ sợ, bởi lẽ sự quen biết giữa thị và Tràng chẳng đủ để hai người có thể đối đãi hẳn với nhau như những người thân, chứ đừng nói là một cặp vợ chồng, họ chưa có tình yêu, sợi dây duy nhất nối giữa họ chính là sự đồng cảm, thương xót của Tràng, và thị thì cần miếng ăn. Cuối cùng là khi Tràng giới thiệu với mẹ về nàng dâu mới, chờ đợi sự đồng ý với mẹ, thì anh lại chuyển sang trạng thái nôn nóng, sốt ruột, đi đi lại lại, ra sân ngóng trông mẹ về, rồi đón mẹ một cách rối rít, mừng rỡ. Lúc thưa chuyện, Tràng cũng bộc lộ rõ sự chững chạc, nghiêm túc, thể hiện sự trân trọng trìu mến với u già, và cũng là sự trân trọng hạnh phúc bất ngờ này.
Sau đêm tân hôn, sáng hôm sau thức dậy trong lòng Tràng có nhiều điều thay đổi, hạnh phúc đã khơi dậy trong Tràng ý thức, trách nhiệm bổn phận của người đàn ông trong gia đình. Anh dậy muộn, cảm thấy trong cơ thể hiện diện sự êm ái, lửng lơ như từ một giấc mơ đi ra, cảm thấy ngỡ ngàng trước hạnh phúc mà mình đang nắm giữ, nhận thấy cảnh tượng xung quanh thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ (đống quần áo rách như tổ đỉa thường vắt ở góc nhà, thì giờ được đem ra sân hong khô, hai ang nước dưới gốc ổi bình thường khô cong thì bây giờ đầy ắp nước, đống rác mùn được dọn sạch,…), thứ hai nữa là không khí trong nhà bỗng trở nên ấm áp, vui vẻ lạ kỳ. Việc đó đã thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc “cảnh tượng thật đơn giản bình thường, nhưng đối với hắn thật thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”, rồi “một nguồn vui sướng đột ngột tràn ngập trong lòng”. Từ những cảm xúc ấy Tràng đã nhận thức được trách nhiệm của bản thân với cuộc sống, với gia đình “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người. Hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này” và biến nó thành hành động “hắn chạy xăm xăm ra giữa sân. Hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa căn nhà”, muốn cùng chung tay để nghênh đón một tương lai tốt đẹp hơn. Từ chuyện có vợ, sự chuyển biến trong nhận thức đã dẫn tới kết quả là sự khao khát, ước muốn đổi đời nhen nhóm lên trong tâm hồn Tràng khi anh bắt đầu quan tâm đến chuyện ngoài xã hội (chuyện Thái Nguyên, Bắc Giang nhân dân nổi lên cướp kho thóc của Nhật). Anh nghĩ về lần gặp Việt Minh mà mình đã tránh né, rồi tự nhiên thấy tiếc rẻ, vẩn vơ khó hiểu, điều ấy chứng minh rằng nếu được cho quay lại thời gian khi ấy, có lẽ Tràng đã không ngại ngần mà gia nhập Việt Minh cùng đi phá kho thóc của Nhật, và trong tương lai, nếu gặp lại cảnh ấy có lẽ Tràng cũng sẽ tham gia. Tác phẩm khép lại với hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” lẩn khuất ẩn hiện trong trí óc Tràng, đã mở ra những hy vọng mới, những niềm tin, và giải pháp mới cho Tràng và cả những người dân trong nạn đói năm 44-45.
Nhân vật người vợ nhặt cũng là một nhân vật quan trọng của tác phẩm. Thị là người có lai lịch không rõ ràng, không tên không tuổi, không quê quán họ hàng, thân phận của thị chính là một số không tròn trịa, phản ánh số phận rẻ rúng như rơm như rác của con người trước nạn đói năm 1944-1945. Thị không phải là người phụ nữ có ngoại hình hấp dẫn, Kim Lân đã dùng những nét vẽ rất thảm hại để tái hiện lại dáng vẻ tàn tạ của thị như “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “gầy xọp”, “trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”, rồi “cái ngực gầy lép nhô lên” và “hai con mắt trũng hoáy”. Không có một ngoại hình hấp dẫn, nhưng cách nói năng của thị cũng chẳng lấy gì làm hay ho, ngôn ngữ chua ngoa, đanh đá, chỏng lỏn, sưng sỉa chỉ vì một miếng ăn. Cử chỉ, hành động vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn. Nhưng bấy nhiêu đó có phải là bản chất của thị hay không? Câu trả lời là không, bởi thực tế trong những biểu hiện khi về làm vợ Tràng thị đã bộc lộ nhiều vẻ đẹp đáng quý. Trước hết là vẻ đẹp của khát vọng sống mãnh liệt, như đã phân tích tất cả những cử chỉ, ngôn ngữ hành động của thị đều có vẻ phản cảm và đáng ghét. Thế nhưng nếu ta xoay góc nhìn một chút sang khuynh hướng nhân văn nhân bản, thì có thể thấy rõ ràng rằng thị có những hành động, ngôn ngữ như vậy tất cả chỉ vì khao khát được sống, được có miếng ăn cứu đói, thị không muốn chết, đồng thời cũng bộc lộ khao khát được hạnh phúc, thị cũng muốn có một tấm chồng để dựa dẫm lúc buổi khó khăn, đói kém. Vẻ đẹp thứ hai nữa của thị chính là vẻ đẹp nữ tính được bộc lộ sau khi về làm vợ Tràng. Trên đường về nhà chồng, thị trở nên thẹn thùng, bẽn lẽn như bất kỳ cô dâu mới nào ngày cưới, rón rén, e thẹn, lấy nón che mặt, bởi ngại ngùng trước những ánh mắt xăm soi của dân làng. Khi bước về nhà chồng, nhìn thấy căn nhà lụp xụp của Tràng thị đã không giấu nổi thất vọng qua tiếng thở dài, thế nhưng khác hẳn với cái tính chỏng lỏn, đanh đá được mắt trên chợ tỉnh, thị lại im lặng, quyết tâm cùng với chồng vun vén cho gia đình, chứ không hề buông lời chê trách, thể hiện vẻ đẹp của sự chịu thương chịu khó, hy sinh vốn có của người phụ nữ Việt Nam. Khi gặp gỡ tiếp xúc với mẹ chồng, thị trở nên rất lễ phép, thưa hỏi đàng hoàng, nghiêm túc lắng nghe lời bà cụ Tứ chỉ dạy. Sau đêm tân hôn thì thị trở
hành một người phụ nữ đảm đang tháo vát, dậy sớm đem quần áo ra phơi, gánh đầy hai ang nước, quét sân, trang hoàng nhà cửa, … quyết tâm làm một người vợ hiền dâu thảo, xây dựng gia đình cùng với Tràng. Trong ứng xử thị cũng trở nên rất tế nhị, thông minh, khi bà cụ mang nồi “chè khoán” ra với niềm vui mừng, thì bản thân thị cũng rất trông mong vào món chè ngon ngọt, thế nhưng khi ăn một miếng “mắt thị tối lại” – thị thất vọng, tuy nhiên thị cố giấu sự thất vọng ấy đi, điềm nhiên ăn tiếp, không nhìn ai, cũng không nói câu gì để tránh làm bà cụ Tứ tủi thân và làm mất không khí vui vẻ của gia đình. Một vẻ đẹp nữa của thị đó chính là niềm tin vào tương lai tươi sáng, chính thị đã đem đến cho cả gia đình một thông tin mới, mở ra một lối thoát cho Tràng, bà cụ Tứ và đó cũng là lối thoát chung của nhân dân ta dưới nạn đói năm Ất Dậu.
Nhân vật thứ 3 của tác phẩm đó chính là nhân vật bà cụ Tứ. Đây là một người phụ nữ nghèo khổ, cơ cực, cả đời long đong lận đận, mong ước lớn nhất với cuộc đời là lấy vợ cho con mà mãi vẫn chưa được. Thế nhưng giữa cái lúc thóc đau gạo kém, giữa lúc nạn đói người chết như ngả rạ thì anh con trai lại “nhặt” được một người vợ theo không, khiến bà vừa mừng vừa lo. Trước cảnh Tràng lấy vợ, trong buổi chiều hôm trước bà vợ đầu tiên là hết sức ngạc nhiên và bối rối, trước lời chào của thị, bà cụ Tứ chỉ im lặng vì thấy không thể tin nổi là con mình lại có được vợ mà không cần cưới hỏi. Sau sự ngạc nhiên ấy chính là những cảm xúc lẫn lộn sau khi hiểu ra ngọn nguồn cớ sự, khi nghe Tràng giải thích thì bà “cúi đầu nín lặng”. Bà thấy buồn, thấy tủi cho mình và cho con trai, bởi lúc người ta cưới vợ cho con là lúc nhà ăn nên làm ra, có tiền có của, làm được dăm ba mâm đãi làng, đãi xóm, còn nhà mình thì không có gì, lại còn ngay giữa nạn đói sống nay chết mai. Không chỉ buồn mà bà còn lo lắng cho tương lai của Tràng và thị, không biết chúng liệu có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không. Cuối cùng bà cụ lại thấy mừng vì thấy rằng may mắn thị có gặp phải bước đường đói khát nên mới lấy đến Tràng
1. Giải thích thế nào là tình huống truyện độc đáo: Đó là tình huống có nét khác thường, bộc lộ được nhiều vấn đề có ý nghĩa khiến độc giả phải chú ý tìm hiểu, suy nghĩ.
2. Nêu tình huống độc đáo của Vợ nhặt.
– Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm: Vợ nhặt. Tràng nhặt được vợ như người ta nhặt được một thứ đồ vật vô chủ nào đó.
– Tràng một người xấu xí, thô kệch lại là dân ngụ cư mà lại lấy được vợ, hơn thế lại có vợ theo hẳn hoi. Lạ đời hơn Tràng lấy vợ trong lúc nạn đói đang hoành hành dữ dội, chỉ bằng vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc.
-Tình huống bất ngờ, éo le, giàu kịch tính : khiến cho mọi người trong xóm ngụ cư vô cùng ngạc nhiên , bà cụ Tứ ngạc nhiên, và ngay cả bản thân Tràng cũng ngạc nhiên
– Nhưng trong chính hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng đấy ba con người cùng khổ vẫn có niềm tin vào cuộc sống, họ nương tựa vào nhau, cùng nhau hi vọng và tương lai. Chỉ trong thời gian ngắn họ đã có những thay đổi mà cụ thể và sâu sắc nhất là bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ, đôn hậu và giàu lòng yêu thương.
– Tình huống truyện cũng là cách để nhà văn Kim Lân lên tiếng tố cáo xã hội thực dân phát xít gây nên nạn đói khủng khiếpnăm 1945. Nạn đói đã khiến phẩm giá con người bị hạ thấp đến mức người ta có thể nhặt được vợ.
3. Ý nghĩa của việc xây dựng tình huống “nhặt vợ”
– Tạo cho tác phẩm có được kết cấu chặt chẽ. Các sự việc, các chi tiết khác được kể tới đều xoay quanh tình huống này.
– Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đẩy con người đến bước đường cùng, biến giá trị con người thành số không.
– Thể hiện được cái tình của người lao động nghèo và tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của bà mẹ
– Nói lên được lòng ham sống, bản chất lạc quan của người lao động đang bị lâm vào cảnh khốn cùng.