1. Những nền văn hoá làm nền cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Cách đây nhiều vạn năm, trên đất bắc Việc Nam đã có con người sinh sống. Núi rừng miền Bắc không chỉ xanh tươi quanh năm mà còn có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển. Những dải núi đá vôi với nhiều hàng động, mái đá thuận lợi cho việc cư trú của con người; sườn núi, suối, sông có nhiều loại đá khác nhau có thể làm công cụ lao động; rừng nhiều muông thú, nứa tre gỗ cứng thuận lợi cho săn bắt, làm công cụ, xây dựng sàn, chòi v.v…. Dựa vào những điều kiện đó, những người nguyên thuỷ đã sớm tạo nên các nền văn hoá như Sơn Vĩ, Hoà Bình, Bắc Sơn và từ đó tìm đến vùng châu thổ các con sông lớn để tạo nên những nền văn hoá, phát triển cao hơn như Hoa Lộc, Phùng Nguyên.
Cư dân Phùng Nguyên đã nâng kĩ thuật chế tác đồ đá mài lên trình độ cao với đủ loại dụng cụ, cưa khoan, tiện, mài. Sử dụng những chiếc rìu mài nhẵn, gọn nhẹ , những chiếc rìu mài nhẵn, người Phùng Nguyên phát huy các kinh nghiệm trồng trọt thu được ở các nền văn hoá trước đó để sáng tạo ra nghề nông trên châu thổ trung lưu sông Hống. Những năm gạo cháy, dấu vết phấn hoa của loài lúa nước Oriza stiva, những bình vai lớn có đường kính miệng bình 70 – 80cm v.v…. còn để lại ở các địa chỉ đương thời đã khẳng định điều đó. Nghề nông trồng lúa đã giúp con người định cư lâu dài hơn và từ đó, hình thành các làng xóm. Chăn nuôi cũng phát triển hơn.
Nghề làm gốm phát triển cao với hàng loạt sản phẩm khác nhau như nồi, bình, vò, vại, bát, đĩa. Không những thế, họ còn biết trang trí nhiều đồ án hoa văn khác nhau: hình chữ S, hình những đường cong uốn lượn phức tạp, các giải chữ S nối liền nhau có các hình tam giác xen ở giữa , làm cho các đồ đựng vừa dễ dùng vừa đẹp mắt.
Các rìu vải nhẵn nhỏ nhắn và các hình loại đồ gốm có hoa văn khác nhau đã chứng tỏ sự phát triển của mĩ cảm ở người Phùng Nguyên. óc thẩm mỹ của người Phùng Nguyên còn thể hiện trong việc chế tác đồ trang sức. Những vòng tay, những chuỗi hạt đá nêphit màu xanh ngọc, màu trắng ngà, được khoan tiện tinh vi vừa phản ánh trình độ kĩ thuật làm đá của người Phùng Nguyên, vừa nói lên sự tiến bộ trong cuộc sống tinh thần của họ.
Một thành tựu rất quan trọng của nên văn hoá Phùng Nguyên và cũng là của văn hoá Phùng Nguyên và cũng là của văn Hoa Lộc là sự phát minh ra kĩ thuật thuật chế tạc đá, luyện kim và đặc biệt là nghề làm gốm với hàng loạt đồ án hoa văn tự nhiên, độc đáo, đẹp mắt.
Văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ) Hoa Lộc (Thanh Hoá) đã tạo nên những tiền đề cho sự ra đời của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
– Là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
– Có nguồn gốc bản địa, quá trình tác động và dung hợp của nhiều nền văn minh…
=> Nền văn hóa đa dạng trong thống nhất
1. Những nền văn hoá làm nền cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Cách đây nhiều vạn năm, trên đất bắc Việc Nam đã có con người sinh sống. Núi rừng miền Bắc không chỉ xanh tươi quanh năm mà còn có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển. Những dải núi đá vôi với nhiều hàng động, mái đá thuận lợi cho việc cư trú của con người; sườn núi, suối, sông có nhiều loại đá khác nhau có thể làm công cụ lao động; rừng nhiều muông thú, nứa tre gỗ cứng thuận lợi cho săn bắt, làm công cụ, xây dựng sàn, chòi v.v…. Dựa vào những điều kiện đó, những người nguyên thuỷ đã sớm tạo nên các nền văn hoá như Sơn Vĩ, Hoà Bình, Bắc Sơn và từ đó tìm đến vùng châu thổ các con sông lớn để tạo nên những nền văn hoá, phát triển cao hơn như Hoa Lộc, Phùng Nguyên.
Cư dân Phùng Nguyên đã nâng kĩ thuật chế tác đồ đá mài lên trình độ cao với đủ loại dụng cụ, cưa khoan, tiện, mài. Sử dụng những chiếc rìu mài nhẵn, gọn nhẹ , những chiếc rìu mài nhẵn, người Phùng Nguyên phát huy các kinh nghiệm trồng trọt thu được ở các nền văn hoá trước đó để sáng tạo ra nghề nông trên châu thổ trung lưu sông Hống. Những năm gạo cháy, dấu vết phấn hoa của loài lúa nước Oriza stiva, những bình vai lớn có đường kính miệng bình 70 – 80cm v.v…. còn để lại ở các địa chỉ đương thời đã khẳng định điều đó. Nghề nông trồng lúa đã giúp con người định cư lâu dài hơn và từ đó, hình thành các làng xóm. Chăn nuôi cũng phát triển hơn.
Nghề làm gốm phát triển cao với hàng loạt sản phẩm khác nhau như nồi, bình, vò, vại, bát, đĩa. Không những thế, họ còn biết trang trí nhiều đồ án hoa văn khác nhau: hình chữ S, hình những đường cong uốn lượn phức tạp, các giải chữ S nối liền nhau có các hình tam giác xen ở giữa , làm cho các đồ đựng vừa dễ dùng vừa đẹp mắt.
Các rìu vải nhẵn nhỏ nhắn và các hình loại đồ gốm có hoa văn khác nhau đã chứng tỏ sự phát triển của mĩ cảm ở người Phùng Nguyên. óc thẩm mỹ của người Phùng Nguyên còn thể hiện trong việc chế tác đồ trang sức. Những vòng tay, những chuỗi hạt đá nêphit màu xanh ngọc, màu trắng ngà, được khoan tiện tinh vi vừa phản ánh trình độ kĩ thuật làm đá của người Phùng Nguyên, vừa nói lên sự tiến bộ trong cuộc sống tinh thần của họ.
Một thành tựu rất quan trọng của nên văn hoá Phùng Nguyên và cũng là của văn hoá Phùng Nguyên và cũng là của văn Hoa Lộc là sự phát minh ra kĩ thuật thuật chế tạc đá, luyện kim và đặc biệt là nghề làm gốm với hàng loạt đồ án hoa văn tự nhiên, độc đáo, đẹp mắt.
Văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ) Hoa Lộc (Thanh Hoá) đã tạo nên những tiền đề cho sự ra đời của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.