Đặc điểm hình trụ, hình nón, hình cầu, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

Đặc điểm hình trụ, hình nón, hình cầu, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

0 bình luận về “Đặc điểm hình trụ, hình nón, hình cầu, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.”

  1. + Hình hộp chữ nhật: Được tạo bởi 6 hình chữ nhật.

    + Hình lăng trụ đều: Được tạo bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là hình chữ nhật bằng nhau.

    + Hình chóp đều: Được tạo bởi mặt đáy là hình đa giác đều và các mặt bên là hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

    + Hình nón: Hình nón được tạo thành khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được hình nón.

    + Hình cầu: Hình cầu được tạo thành khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu.

    + Hình trụ: Được tạo bởi 2 hình chữ nhật và 1 hình tròn.

    Bình luận
  2. . Hình chóp Trong mặt phẳng (P), cho đa giác A1A2A3… An và cho một điểm S nằm ngoài mặt phẳng (P). Nối S với các đỉnh của đa giác ta được n – miền tam giác SA1A2, SA2A3,…, SAnA1. Hình tạo bởi n – tam giác đó và đa giác A1A2A3…An gọi là hình chóp và kí hiệu là SA1A2A3…An.Trong đó:

    • S được goi là đỉnh
    • A1A2…An là mặt đáy
    • SA1, SA2,…, SAn là cạnh bên
    • A1A2, A2A3,…, AnA1 là cạnh đáy
    • Các miền tam giác SA1A2, SA2A3,…, SAnA1 là mặt bên của hình chóp

    Gọi tên: Gọi tên hình chóp tên tên của đỉnh và mặt đáy.

     

    • Đường cao của hình chóp là đường vuông góc kẻ từ đỉnh của hình chóp đến mặt đáy.

    2. Hình tứ diện Cho bốn điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Hình gồm bốn tam giác : ABC, BCD, CDA, ABD gọi là tứ diện ABCD

    • A, B, C, D là các đỉnh
    • AB, BC, CD, CA là các cạnh bên 
    • Hai cạnh không đi qua một đỉnh được gọi là hai cạnh đối nhau
    • Các tam giác ABC, BCD, CDA, ABD là các mặt
    • Đỉnh không nằm trên một mặt được gọi là đỉnh đối diện với mặt đó

    3. Hình chóp đều

    • Định nghĩa: Hình chóp đều là hình chóp có các cạnh bên bằng nhau và mặt đáy là một đa giác đều
    • Tính chất: Chân đường cao của hình chóp đều trùng với tâm của đa giác đáy

    Như vậy, từ định nghĩa suy ra:

    •  Hình chóp là hình chóp đều khi và chỉ khi đáy của nó là đa giác đều và chân đường cao của nó trùng với tâm của đa giác đáy.
    • Hình chóp là hình chóp đều khi và chỉ khi đáy của nó là đa giác đều và các cạnh bên tạo với mặt đáy các góc bằng nhau.

    4. Hình chóp cụt đều Cho hình chốp đều S. A1A2…An. Một mặt phẳng (P) song song với mặt đáy cắt các cạnh bên SA1, SA2,…,SAn lần lượt tại A’1, A’2,…, A’n. Phần hình  nằm giữa đáy và mặt phẳng (P) gọi là hình chóp đều.

    • Đa giác A1A2…An và thiết diện A’1A’2…A’n gọi là hai mặt đáy
    • các hình A1A’1A’2A2,…, AnA’nA’1A1 là các mặt bên
    •  Đoạn nối hai tâm O và O’ của hai đáy gọi là đường cao của hình chóp cụt đều.

    Nhận xét: Các mặt bên của hình chóp cụt đều là các hình thang cân bằng nhau.Hình lăng trụ1. Hình lăng trụ Hình hợp bởi các hình bình hành A1A2A’2A’1, A2A3A’3A’2,…, AnA1A’nA’1 và hai miền đa giác A1A2…An, A’1A’2…A’n nằm trong hai mặt phẳng song song đươc goi là hình lăng trụ.

    • Các hình bình hành A1A2A’2A’1, A2A3A’3A’2,…, AnA1A’nA’1 là các mặt bên
    • Hai miền đa giác A1A2…An, A’1A’2…A’n là hai mặt đáy
    • Các đoạn thẳng A1A1′,…, AnA’n là các cạnh bên
    • Các đoạn thẳng A1A2,…, A’1A’2 n là các cạnh đáy

    Ký hiệu hình lăng trụ: A1A2…An. A’1A’2…A’nGọi tên lăng trụ theo tên các đa giác đáy: Lăng trụ tam giác (có đáy là tam giác), lăng trụ tứ giác (có đáy là tứ giác),…

    2. Hình lăng trụ đứng Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với mặt đáy.Suy ra: Các mặt bên của hình lăng trụ đứng là các hình chữ nhật và vuông góc với mặt đáy.

    3. Hình lăng trụ đều Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.

    Nhận xét: Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau. Ngoài ra, hình lăng trụ đều có các tính chất của hình lăng trụ đứng.Hình hộp1. Hình hộp Hình lăng trụ tứ giác có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp.Nhận xét:

    • Sáu mặt (bốn mặt bên và hai mặt đáy) đều là những hình bình hành.
    • Mỗi mặt có một mặt song song với nó, hai mặt như thế gọi là hai mặt đối diện.

    2. Hình hộp đứng Hình hộp đứng là hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành.Nhận xét: Trong hình hộp đứng có bốn mặt bên là hình chữ nhật.

     

    3. Hình hộp chữ nhật Hình hộp chữ nhật là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.

    Nhận xét: Tất cả sáu mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật.4. Hình lập phương Hình lập phương là hình hộp có tất cả sáu mặt là hình vuông.

    Bình luận

Viết một bình luận