Đạc điểm lãnh thổ của nước ta? Những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến các điều kiện tự nhiên?

Đạc điểm lãnh thổ của nước ta? Những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến các điều kiện tự nhiên?

0 bình luận về “Đạc điểm lãnh thổ của nước ta? Những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến các điều kiện tự nhiên?”

  1. Đăc điểm lãnh thổ phần đất liền nuớc ta:

    – Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc-Nam(1650km), bề ngang phần đất liền hẹp(chưa đầy 50 km)

    – Đuờng bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km

    – Đuờng biên giới trên đất liền 4600km

    Đặc điểm ấy ảnh huởng tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải:

    – Hình dạng lãnh thổ cho phép nuớc ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc-Nam( đuờng bộ, đuờng thuỷ,……)

    – Cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình kéo dài, hẹp ngang và nằm sát biển. Các tuyến đuờng dễ bị chia cắt bởi thiên tai

    Bình luận
  2. Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 1505930”-1604430” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam – Bắc nước ta.

    Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.

    Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới – Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc – Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã – Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới – Nam Đông – Bạch Mã – Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

    Bình luận

Viết một bình luận