Đặc tính , sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta

Đặc tính , sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta

0 bình luận về “Đặc tính , sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta”

  1. Nhóm đất: Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) 

    Đặc tính: Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do nhiều hợp chất sắt, nhôm.

    Phân bố: Các miền đồi núi thấp ( đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ…).

    Giá trị sử dụng: Trồng cây công nghiệp, cây rừng,…

    Nhóm đất: Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên)Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu.

    Đặc tính: Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu.

    Phân bố: Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

    Giá trị sử dụng: Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

    Nhóm đất: Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên)

    Đặc tính: Nhìn chung rất phì nhiêu tười xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt…

    Phân bố: Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu, đất chua, mặn, phèn ở các vùng Tây Nam Bộ…)

    Giá trị sử dụng: Được sử dụng trong nông nghiệp để trông lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả…

    Bình luận

Viết một bình luận