dai viet the ki 16 -18 hieu thuat ngu nam – bac trieu , dang trong va dang ngoai
-tinh chat cua cac cuoc chien tranh phong kien
-van hoa the ki 16-18
-nguyen nhan hau qua cua cuoc chien tranh phong kien
-chu quoc ngu
-van hoc dan gian
dai viet the ki 16 -18 hieu thuat ngu nam – bac trieu , dang trong va dang ngoai
-tinh chat cua cac cuoc chien tranh phong kien
-van hoa the ki 16-18
-nguyen nhan hau qua cua cuoc chien tranh phong kien
-chu quoc ngu
-van hoc dan gian
*Giải thích thuật ngữ:
-Nam Triều: nhà Lê
-Bắc Triều: nhà Mạc
-Đàng Trong: chúa Nguyễn
-Đàng Ngoài: vua Lê chúa Trịnh
*Tính chất của các cuộc chiến tranh phong kiến
-Chiến tranh Nam – Bắc Triều và Trịnh – Nguyễn là những cuộc chiến tranh phi nghĩa, vì:
+Chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến chỉ để tranh giành quyền lực, giành giật uy thế và địa vị của phe phái trong phong kiến
+Chiến tranh đã gây ra hậu quả đất nước bị chia cắt, nhân dân đói khổ, li tán, làm thế và lực đất nước suy yếu
*Văn hóa TK XVI-XVIII:
Tôn giáo:
-Nho giáo được duy trì và phổ biến rộng rãi. Phật giáo và đạo giáo được phục hồi và phát triển
-Các hình thức sinh hoạt văn hóa thắt chặt tình đoàn kết, yêu thương con người
-Đầu TK XVII, đạo Thiên chúa chi nhập vào nước ta nhưng không được nước ta tiếp nhận
Chữ quốc ngữ:
-TK XVII, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng Việt, đây là chữ Quốc ngữ
-Đây là chữ viết khoa học, tiện lợi, dễ phổ biến
*Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến:
-Từ giữa TK XVIII chính quyền vua Lê chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của, ăn chơi xa xỉ.
-Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân
-Địa chủ, quan lại ra sức cướp đạt ruộng đất của nhân dân
*Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến:
-Chiến tranh Nam – Bắc Triều gây ra làm cho làng mạc điêu tàn, người chết rất nhiều, nhân dân đói khổ, hàng vạn người bị bắt đi lính, đi phu, ruộng đồng bị bỏ hoang hóa, tô thuế, binh dịch càng đè nặng lên vai người dân
-Chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã làm cho đất nước bị chia cắt, nhân dân lầm than, gia đình li tán, phiêu bạt khắp nơi. Tình trạng chia cắt đất nước kéo dài đến tới cuối TK XVIII, gây ra biết bao đau thương cho dân tộc
*Chữ quốc ngữ được ra đời bởi các giáo sĩ phương Tây, họ đã dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng Việt. Đó là chữ viết khoa học, tiện lợi và dễ phổ biến
*Văn học và nghệ thuật dân gian:
Văn học:
-Trong các TK XVI-XVIII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.
-Thơ Nôm, truyện Nôm phát triển ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục
-Sang nửa đầu TK XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú. Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh,… còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,… truyện tiếu lâm.
-Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi
Nghệ thuật:
-Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú, đa dạng: điêu khắc, chèo tuồng,…
#Đầy_đủ_nhất_đấy_ạ
#Chúc_học_tốt
XIN 5* VÀ HAY NHẤT Ạ