Dân số tăng nhanh gây ra hậu quả gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội

By Ruby

Dân số tăng nhanh gây ra hậu quả gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội

0 bình luận về “Dân số tăng nhanh gây ra hậu quả gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội”

  1.     Bạn tham khảo!

    –  Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

    + Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

    + Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

    + Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

    – Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.

    + Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

    + Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

    + Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.

    + Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

    Học tốt ^^ !

    Trả lời
  2. Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát:

    I= C.P.E

    Trong đó:

    C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.

    P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới.

    E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được loài người khai thác.

    I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.

    Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:

    Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v…Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.

    Xin hay nhất về nhóm ạ

    #hancuteo

    Trả lời

Viết một bình luận