DẠNG 2: NHẬN BIẾT – TÁCH CHẤT – NÊU HIỆN TƯỢNG Bài 1: Phân biệt các chất khí sau bằng pp hóa học: CO2, CH4, C2H4, N2 Bài 2: Tách chất. a. Tách CH4 ra

DẠNG 2: NHẬN BIẾT – TÁCH CHẤT – NÊU HIỆN TƯỢNG
Bài 1: Phân biệt các chất khí sau bằng pp hóa học: CO2, CH4, C2H4, N2
Bài 2: Tách chất.
a. Tách CH4 ra khỏi hỗn hợp CH4, C2H4.
b. Tách C2H4 ra khỏi hỗn hợp CO2, C2H4.
Bài 3: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra và viết PTHH
a. Cho khí C2H4 đi vào dung dịch brom.
b. Đưa bình đựng hỗn hợp khí Cl2, CH4 theo tỉ lệ thể tích 1:1 ra ánh sáng, tiếp theo cho quì tím ẩm vào

0 bình luận về “DẠNG 2: NHẬN BIẾT – TÁCH CHẤT – NÊU HIỆN TƯỢNG Bài 1: Phân biệt các chất khí sau bằng pp hóa học: CO2, CH4, C2H4, N2 Bài 2: Tách chất. a. Tách CH4 ra”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Bài 1:

    `-` Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

    `-` Cho quỳ tím ẩm vào từng mẫu thử:

    Mẫu thử nào làm quỳ tím ẩm hóa đỏ là `CO_2`

    Mẫu thử nào làm quỳ tím ẩm không đổi màu là `CH_4, C_2H_4, N_2` (nhóm 1)

    `-` Cho các mẫu thử nhóm 1 đi qua dung dịch Brom dư:

    Mẫu thử nào làm mất màu dung dịch Brom là `C_2H_4`

    Hai mẫu thử còn lại không hiện tượng.

    `-` Đốt cháy hai mẫu thử còn lại rồi dẫn khí sinh ra vào dung dịch `Ca(OH)_2` dư:

    Mẫu thử nào bị vẩn đục là CH_4`

    Mẫu thử nào không hiện tượng là `N_2`

    Phương trình hóa học:

    `CO_2 + H_2O \to H_2CO_3`

    `C_2H_4 + Br_2 \to C_2H_4Br_2`

    `CH_4 + 2O_2 \overset{t^o}\to CO_2\uparrow + 2H_2O`

    `CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3\downarrow + H_2O`

    Bài 2:

    a,

    Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Brom dư, `C_2H_4` bị giữ lại, `CH_4` thoát ra ngoài.

    Phương trình hóa học:

    `C_2H_4 + Br_2 \to C_2H_4Br_2`

    b,

    Dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch `Ca(OH)_2` dư, `CO_2` làm vẩn đục dung dịch, `C_2H_4` thoát ra ngoài.

    Phương trình hóa học: 

    `CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3\downarrow + H_2O`

    Bài 3:

    a,

    `-` Hiện tượng: Dung dịch Brom bị mất màu.

    Phương trình hóa học:

    `C_2H_4 + Br_2 \to C_2H_4Br_2`

    b,

    `-` Hiện tượng: Quỳ tím ẩm hóa đỏ.

    Phương trình hóa học:

    `CH_4 + Cl_2 \overset{\quad \text{ánh sáng}\quad }\to CH_3Cl + HCl`

    \(\boxed{\text{LOVE TEAM}}\)

    Bình luận

Viết một bình luận