đáp án đề thi tìm hiểu an toàn giao thông

đáp án đề thi tìm hiểu an toàn giao thông

0 bình luận về “đáp án đề thi tìm hiểu an toàn giao thông”

  1. PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NHIỆM

    Câu 1: Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm nào dưới đây?

    A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn giao thông.

    B. Quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để nhiều người biết.

    C. Cung cấp thông tin về vụ tai nạn cho bạn bè, người thân.

    D. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

    Câu 2: Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

    A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

    B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

    C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

    D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.

    Câu 3: Khi tránh xe đi ngược chiều, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

    A. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.

    B. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.

    C. Xe lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc.

    D. Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

    Câu 4: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào để đúng quy tắc giao thông?

    A. Cho xe đi trên bất kì làn đường nào, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và bảo đảm an toàn.

    B. Cho xe đi trên bất kì làn đường nào và chỉ được chuyển làn ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.

    C. Cho xe đi trong một làn đường được đi và chỉ chuyển làn đường ở những nơi được cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.

    D. Cho xe đi trên làn đường bên trái, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước, chú ý quan sát để đảm bảo an toàn.

    Câu 5: Người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện khi muốn chuyển hướng thì phải làm gì để đúng quy tắc giao thông?

    A. Phải tăng tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

    B. Phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

    C. Phải tăng tốc độ và chuyển hướng ngay.

    D. Phải giảm tốc độ và chuyển hướng ngay.

    Câu 6: Theo quy định hiện hành, đối với người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng không áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây?

    A. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

    B. Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

    C. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    D. Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

    Câu 7: Gặp biển nào dưới đây xe đạp không được phép đi vào? 

    A. Biển 1 và 3.

    B. Biển 1 và 4.

    C. Biển 2 và 3.

    D. Biển 2 và 4.

    Câu 8: Trong các biển dưới đây, biển nào chỉ dẫn nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ?

    A. Biển 1.

    B. Biển 2.

    C. Biển 3.

    D. Biển 2 và biển 3.

    Câu 9: Anh A chở chị B tham gia giao thông bằng xe đạp điện. Do anh A quên đội mũ bảo hiểm nên chị B dùng ô che cho anh A khỏi nắng. Đi được một đoạn thì cả hai người bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và xử phạt. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm trên sẽ chịu mức phạt với tổng tiền là bao nhiêu trong các phương án dưới đây?

    A. Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

    B. Từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng.

    C. Từ 280.000 đồng đến 400.000 đồng.

    D. Từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng.

    Câu 10: Trong hình dưới đây, các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

    A. Xe khách, xe tải.

    B. Xe khách, xe con.

    C. Xe con, xe tải

    D. Xe khách, xe tải, xe con.

     

    PHẦN 2. CÂU HỎI TỰ LUẬN

    Câu 1. Hãy nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em. Tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các cổng trường học.

    Gợi ý:

    Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông tại cổng trường:

    – Không tụ tập trước cổng trường.

    – Không nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường.

    – Khi tan học khẩn trương đi theo một hàng rồi ra về, khi sang đường phải chú ý quan sát xe hai bên.

    – Học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi moto, xe đạp điện, xe gắn máy.

    – Đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng.

    – Không sử dụng chất kích thích khi tham gia lái xe.

    – Tuyệt đối không được điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.

    – Tuân theo sự chỉ dẫn, phân làn của cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng của nhà trường.

    – Phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, khi đưa đón phải đậu xe đúng nơi quy định

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường học nhằm:

    – Tránh tình trạng chen lấn, ùn tắc, kẹt xe trước cổng trường.

    – Tạo môi trường học tập an toàn, tốt nhất cho học sinh.

    – Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh.

    – Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

    – Góp phần xây dựng trật tự, an toàn giao thông tiến bộ, văn minh, phù hợp với xã hội đang phát triển hiện nay.

    Câu 2. Hãy xây dựng kế hoạch với nội dung tuyên truyền để các bạn cùng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em.

    Gợi ý:

    Kế hoạch chi tiết:

    1. Mục đích

    – Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

    – Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, … khi tham gia giao thông.

    – Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

    2. Yêu cầu

    – Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

    – Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

    3. Đối tượng tham gia

    Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

    4. Nội dung chính và cách tiến hành

    + Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động…) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

    + Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

    + Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

    + Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh.

    Bình luận
  2. PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NHIỆM

    Câu 1: Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm nào dưới đây?

    A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn giao thông.

    B. Quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để nhiều người biết.

    C. Cung cấp thông tin về vụ tai nạn cho bạn bè, người thân.

    D. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

    Câu 2: Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

    A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

    B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

    C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

    D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.

    Câu 3: Khi tránh xe đi ngược chiều, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

    A. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.

    B. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.

    C. Xe lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc.

    D. Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

    Câu 4: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào để đúng quy tắc giao thông?

    A. Cho xe đi trên bất kì làn đường nào, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và bảo đảm an toàn.

    B. Cho xe đi trên bất kì làn đường nào và chỉ được chuyển làn ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.

    C. Cho xe đi trong một làn đường được đi và chỉ chuyển làn đường ở những nơi được cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.

    D. Cho xe đi trên làn đường bên trái, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước, chú ý quan sát để đảm bảo an toàn.

    Câu 5: Người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện khi muốn chuyển hướng thì phải làm gì để đúng quy tắc giao thông?

    A. Phải tăng tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

    B. Phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

    C. Phải tăng tốc độ và chuyển hướng ngay.

    D. Phải giảm tốc độ và chuyển hướng ngay.

    Câu 6: Theo quy định hiện hành, đối với người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng không áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây?

    A. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

    B. Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

    C. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    D. Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

    Câu 7: Gặp biển nào dưới đây xe đạp không được phép đi vào? 

    A. Biển 1 và 3.

    B. Biển 1 và 4.

    C. Biển 2 và 3.

    D. Biển 2 và 4.

    Câu 8: Trong các biển dưới đây, biển nào chỉ dẫn nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ?

    A. Biển 1.

    B. Biển 2.

    C. Biển 3.

    D. Biển 2 và biển 3.

    Câu 9: Anh A chở chị B tham gia giao thông bằng xe đạp điện. Do anh A quên đội mũ bảo hiểm nên chị B dùng ô che cho anh A khỏi nắng. Đi được một đoạn thì cả hai người bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và xử phạt. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm trên sẽ chịu mức phạt với tổng tiền là bao nhiêu trong các phương án dưới đây?

    A. Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

    B. Từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng.

    C. Từ 280.000 đồng đến 400.000 đồng.

    D. Từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng.

    Câu 10: Trong hình dưới đây, các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

    A. Xe khách, xe tải.

    B. Xe khách, xe con.

    C. Xe con, xe tải

    D. Xe khách, xe tải, xe con.

     

    PHẦN 2. CÂU HỎI TỰ LUẬN

    Câu 1. Hãy nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em. Tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các cổng trường học.

    Gợi ý:

    Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông tại cổng trường:

    – Không tụ tập trước cổng trường.

    – Không nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường.

    – Khi tan học khẩn trương đi theo một hàng rồi ra về, khi sang đường phải chú ý quan sát xe hai bên.

    – Học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi moto, xe đạp điện, xe gắn máy.

    – Đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng.

    – Không sử dụng chất kích thích khi tham gia lái xe.

    – Tuyệt đối không được điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.

    – Tuân theo sự chỉ dẫn, phân làn của cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng của nhà trường.

    – Phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, khi đưa đón phải đậu xe đúng nơi quy định

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường học nhằm:

    – Tránh tình trạng chen lấn, ùn tắc, kẹt xe trước cổng trường.

    – Tạo môi trường học tập an toàn, tốt nhất cho học sinh.

    – Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh.

    – Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

    – Góp phần xây dựng trật tự, an toàn giao thông tiến bộ, văn minh, phù hợp với xã hội đang phát triển hiện nay.

    Câu 2. Hãy xây dựng kế hoạch với nội dung tuyên truyền để các bạn cùng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em.

    Gợi ý:

    Kế hoạch chi tiết:

    1. Mục đích

    – Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

    – Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, … khi tham gia giao thông.

    – Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

    2. Yêu cầu

    – Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

    – Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

    3. Đối tượng tham gia

    Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

    4. Nội dung chính và cách tiến hành

    + Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động…) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

    + Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

    + Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

    + Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh.

    Bình luận

Viết một bình luận