Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng không nên xem nhẹ

Bệnh tay chân miệng có thể gây thành dịch nếu không cách ly cẩn thận. Đây là loại bệnh có tỷ lệ lây lan nhanh và mang đến nhiều nguy hiểm. Mọi người nên lưu ý đến các dấu hiệu bệnh tay chân miệng. Nhờ đó phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời nhé. Cùng mTrend tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

1. Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng cần chú ý

Bệnh tay chân miệng thường gây ra một số dấu hiệu rõ ràng. Mọi người hãy dựa vào đó để nhận biết bệnh sớm.

a. Nổi mẩn trên da

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của những người bị bệnh tay chân miệng là nổi mẩn trên da. Trẻ em hay người lớn khi bị tay chân miệng thì 1 – 2 ngày sau khi dính bệnh sẽ nổi nhiều nốt đỏ khắp toàn thân. Sau đó các nốt đỏ này hình thành thành các mụn nước. Các mụn nước to dần và gây ngứa khó chịu đối với người bệnh.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây ra nhiều mẩn đỏ ở trên da

b. Loét trong miệng

Dấu hiệu khác của bệnh tay chân miệng là gây lở loét bên trong miệng. Đó cũng chính là các nốt đỏ lây lan vào khoang miệng và lưỡi. Khi các mụn nước bị vỡ ra sẽ gây lở loét và đau rát do ăn uống bình thường. Đó cũng là lý do tại sao người mắc bệnh tay chân miệng thường chán ăn, cơ thể mệt mỏi.

c. Bị sốt

Một trong những dấu hiệu bệnh tay chân miệng khác chính là xuất hiện cơn sốt. Cơn sốt nhẹ hoặc cao xuất hiện từ những ngày đầu bị bệnh. Sốt càng cao và càng lâu khỏi chứng tỏ tình trạng bệnh biến chuyển xấu. Người nhà nên lưu ý khi thấy người bệnh có dấu hiệu sốt và nổi mẩn đỏ hãy đưa người bệnh đi khám ngay.

dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây ra cơn sốt ở người mắc bệnh

d. Dấu hiệu bệnh chuyển nặng

Bệnh tay chân miệng nếu không điều trị sớm sẽ dần chuyển biến xấu. Một khi bệnh trở nên nặng hơn, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Sốt cao và cơn sốt kéo dài liên tục, khó hạ.
  • Giật mình thường xuyên.
  • Cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, chỉ muốn ngủ.
  • Vã nhiều mồ hôi, cảm giác ớn lạnh toàn thân.
  • Thở lúc nhanh lúc chậm, hơi thở bất thường.
  • Người run rẩy, đi đứng không được vững.

Nên theo dõi sát sao tình trạng bệnh của người bị tay chân miệng. Qua đó áp dụng đúng phương pháp điều trị để đẩy lùi bệnh tật hiệu quả.

Xem thêm >>> Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

2. Chăm sóc người mắc bệnh tay chân miệng

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh tay chân miệng thuyên giảm bệnh tình. Người nhà nên chú ý chăm sóc cho người bệnh như sau:

a. Vệ sinh khoang miệng

Khoang miệng xuất hiện các mụn nước và bị vỡ sẽ gây lở loét. Nếu không chăm sóc đúng cách có thể khiến khoang miệng bị viêm. Người nhà hãy lưu ý dùng nước muối sinh lý giúp người bệnh súc khoang miệng sạch sẽ thường xuyên.

dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Cho người bệnh súc miệng bằng nước muối thường xuyên hơn

b. Vệ sinh tay chân, toàn cơ thể

Bên cạnh đó, ở tay chân và trên da cũng xuất hiện mụn nước khi bị tay chân miệng. Người nhà hãy dùng các dung dịch có tính sát trùng nhẹ như nước muối sinh lý, nước chè để vệ sinh nhẹ nhàng ngoài da cho người bệnh.

c. Hạ sốt đúng cách

Sốt cao thường gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì thế khi bị tay chân miệng gây sốt cao, người nhà nên áp dụng biện pháp hạ sốt đúng cách cho người bệnh. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị nhé.

d. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh

Người bệnh tay chân miệng thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi. Người nhà nên đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng cho người bệnh. Tăng cường các thực phẩm có chất chống oxy hóa để tăng sức đề kháng cho người bệnh.

dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh

Đặc biệt lưu ý áp dụng biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh với người khác. Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm.

3. Lời kết

Bài viết đã giới thiệu qua các dấu hiệu bệnh tay chân miệng. Mọi người nên lưu ý để nhận biết bệnh sớm và điều trị nhé. Bệnh tay chân miệng chuyển biến xấu có thể gây viêm màng não rất nguy hiểm. Đừng xem nhẹ các bệnh lây nhiễm mà nên chủ động phòng ngừa nhiều hơn.

Viết một bình luận