Đc sao chép trên mạng nhưng phải hay và dài Đề: Bài văn nghị luận về khát vọng tự do ( Nhớ Rừng của Thế Lữ, Khi Con Tu Hú, Ngắm Trăng,….)

Đc sao chép trên mạng nhưng phải hay và dài
Đề: Bài văn nghị luận về khát vọng tự do ( Nhớ Rừng của Thế Lữ, Khi Con Tu Hú, Ngắm Trăng,….)

0 bình luận về “Đc sao chép trên mạng nhưng phải hay và dài Đề: Bài văn nghị luận về khát vọng tự do ( Nhớ Rừng của Thế Lữ, Khi Con Tu Hú, Ngắm Trăng,….)”

  1. Nhà văn, nhà thơ khi cầm bút sáng tác là gửi gắm vào tác phẩm tâm tư, tình cảm của mình. Vì thế khi đọc tác phẩm văn học ta thấy hiện lên chân dung tâm hồn người viết. Mỗi tác phẩm là một thế giới tâm hồn, tình cảm riêng. Nhưng đọc Nhớ rừng (Thế Lữ), Khi con tu hú (Tố Hữu) và Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) ta cùng bắt gặp một niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt của con người.

    Niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt vừa được thể hiện trực tiếp vừa được thể hiện gián tiếp trong mỗi tác phẩm.Với Nhớ rừng của Thế Lữ khát vọng cuộc sống tự do ấy bày tỏ kín đáo mà mạnh mẽ qua tâm trạng con hổ nhớ rừng. Con hổ đang nằm trong cũi sắt vườn bách thú. Nó vô cùng cay đắng và căm uất:
    Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
    Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
    đó là nỗi uất hận của hùm thiêng khi đã sa cơ phải chịu nhục nhằn, tù hãm, phải sống trong cảnh tầm thường, giả dối:
    Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
    Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
    Len dưới nách những mô gò thấp kém
    Cảnh vườn bách thú tù túng đó phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được nhà thơ cảm nhận? Không thế sao bài thơ gây ấn tượng mạnh với độc giả đương thời đến thế ! Và Thế Lữ đâu hoài công nói về một con hổ. Con hổ sống trong cảnh giam cầm tù hãm đó nhớ tiếc đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua:
    Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
    Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
    Những ngày xưa là cả một quá khứ huy hoàng. Hổ sống tự do giữa giang sơn của mình với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu: gió goà ngàn, nguồn hét núi, vờn bang âm thầm lá gai cỏ sắc.Trong quá khứ đã qua ấy, nó được tự do tận hưỡng cảnh sống khi thì thơ mộng: những đêm vàng bên bờ suối… đứng say mồi uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã , tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng, khi thì mãnh liệt và dữ dội: những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, những chiều lênh láng máu sau rừng. Nhưng tất cả đã qua, đã không còn:
    Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!
    Tiếng than đầy u uất, đầy đau đớn có phải chăng chỉ là của con hổ? Không! Nó chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của Thế Lữ, của những người yêu nước đương thời. Con hổ càng căm ghét cảnh sống thực tại, càng nhứ tiếc da diết quá khứ thì càng khat khao trở lại rừng xưa:
    Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
    Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
    Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
    Khát vọng trở lại rừng xưa của con hổ cũng là kháy vọng về cuộc sống tự do của cả một lớp người, của cả một dân tọc trong những năm tháng nô lệ.

    Còn với bài thơ Khi con tu hú(Tố Hữu) khát vọng tự do được bày tỏ một cách trực tiếp với ý chí bất khuất: Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do!
    Giữa chốn ngục tù của thực dân, người chiến sĩ cộng sản bỗng bắt gặp tiếng chim tu hú gọi bầy. Theo tiếng chim là cả một không gian hè với tiếng ve ngân trong vườn, với sân đầy bắp vàng, với bầu trời xanh cao rộng. Đặc biệt là hình ảnh đôi con diều sáo lộn nhào từng không – thật tự do, thật thoải mái với khát vọng tung hoành. Nó đối lập hoàn toàn với cảnh tù ngục. Vì vậy mà người chiến sĩ uất hận, sôi sục:
    Ta nghe hè dậy bên lòng
    Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
    Ngột làm sao chết uất thôi
    Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
    Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội, ngột ngạt để trở về cuộc sống tự do. Mùa hè đến với bao âm thanh dậy trong lòng, thôi thúc, giục giã người chiến sĩ cách mạng không cam chịu cảnh tù đày mà hãy đập tan phòng xà lim chật chội. Tiếng chim tu hú vừa gợi nhớ vừa thúc giục đến với tự do. Vì thế Khi con tu hú không chỉ tái hiện cảnh tù đày mà còn là bày tỏ lòng yêu đời, khát vọng tự do, muốn tung phá, giải phóng của nhà thơ.

    Đến với Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) ta bất chợt chùng lòng bởi vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ thi sĩ. Cũng ở trong cảnh tù ngục mà ngục tù không giam được tâm hồn tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống của Người. Đối lập với cảnh tù u ám là một đêm trăng đẹp:
    Trong tù không rượu cũng không hoa
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
    Rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, người chiến sĩ cách mạng ung dung thưởng ngoạn trăng:
    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
    Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ
    Kì diệu thay là sức mạnh tinh thần! Mặc nhà tù đen tối, mặn hiện thức bạo tàn, Bác vẫn đến với vầng trăng thơ mộng bởi đó là thế giới tự do, là vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.Phép đối và nhân hoá được sử dụng rất đắc dụng ở đây.Người tù hướng ra ngoài cửa sổ say ngắm vầng trăng sáng, vầng trăng vượt qua song sắt, qua khe cửa hẹp của nhà tù để ngắm nhà thơ.Nhà tù trở nên vô nghĩa lý trước những tri âm, tri kỷ. Đến với trăng là Bác đến với cái đẹp, với tự do. Vì thế mà cả bài thơ không có chữ tự do mà lại toát lên một tâm hồn rất tự do, luôn luôn làm chủ được mọi hoàn cảnh của Bác. Và thật chính xác khi khẳng định Ngắm trăng là một cuộc vượt ngục về tinh thần.

    Có thể thấy rằng dù bằng cách này hay cách khác mỗi tác phẩm đều thể hiện niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt. ẩn sâu bên trong nó là gì nếu không phải là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. Những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn trong Nhớ rừng đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của những người dân mất nước thuở ấy. Còn trong bài thơ Khi con tu hú là sự bày tỏ lòng yêu cuộc sống qua niềm khao khát tự do cháy bỏng bằng những vần thơ lục bát giản dị, thiết tha của Tố Hữu. Với Tố Hữu được tự do là được cống hiến, được chiến đấu vì lý tưởng cao quý. Và Ngắm trăng- bài thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc là dẫn chứng thuyết phục nhất cho thấy tinh thần thép- phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ trước kẻ thù. Cội nguồn của phong thái đó là niềm tin vào tương lai cách mạng của Bác.

    Thật vậy, mỗi bài thơ là một vẻ đẹp của tâm hồn người viết. Dù nội dung và hình thức có khác nhau thì tựu trung lại vẫn là bày tỏ khát vọng của mình: khát vọng tự do. Nó là nỗi niềm khôn nguôi trong lòng người dân Việt Nam khi mất nước. Nó đã tạo nên sức mạnh để non sông Việt Nam thu về một mối, đất nước sạch bóng quân thù.

    Bình luận

Viết một bình luận