ĐỀ 1 : cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương khi chồng đi lính
Mn viết giúp mình cái dàn ý vs ạ
0 bình luận về “ĐỀ 1 : cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương khi chồng đi lính
Mn viết giúp mình cái dàn ý vs ạ”
Nguyễn Dữ là nhà văn xuất sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông học rộng tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn vì bất lực trước thời đại suy yếu của phong kiến. Có thể nói “truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ là một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kỳ ở Việt Nam, trong đó “người con gái Nam Xương” dựa trên tích truyện dân gian nhưng với tài năng sự sáng tạo tuyệt vời và lòng yêu con người tha thiết, Nguyễn Dữ đã làm bao bạn đọc phải rơi lệ xót thương cho cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người phụ nữ đức hạnh nhưng có số phận bất hạnh.
Mở đầu trang truyện, tác giả Nguyễn Dữ đã giới thiệu Vũ Nương là một người con gái: “thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp”. Mặc dù con nhà nghèo lấy chồng giàu lại có tính đa nghi ít học nhưng do hiền lành nết na lại thông minh, khéo cư xử nên nàng đã san bằng được khoảng cách “môn đăng hộ đối” – một quan điểm nặng nề của lễ giáo phong kiến và giữ được không khí trong gia đình yên ấm, hạnh phúc “chưa từng xảy ra thất hòa”. Có thể nói cuộc đời nàng tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của một người vợ hiền, một người dâu thảo, người mẹ hết mực yêu con. Trước hết, Vũ Nương là người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung son sắc với chồng. Sống dưới thời loạn lạc vì không có học nên tên Trương Sinh phải ghi vào sổ lính loại đầu. Trong buổi tiễn đưa chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng lời lẽ dịu dàng, tha thiết “chàng đi chuyến này thiếp chả dám mong đeo được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi”. Đọc đến đây, người đọc xúc động trước khao khát, ước mơ bình dị của Vũ Nương. Đằng sau niềm khao khát ước mơ ấy là cả một tấm lòng yêu thương chân thành, đằm thắm vượt ra ngoài cám dỗ vật chất tầm thường “vinh hoa phú quý”. Yêu thương chồng, nàng mong mỏi ngày chàng bình yên trở về bởi hơn hết trong lòng nàng cái khát khao lớn nhất là được hưởng thú vui “nghi gia nghi thất” vợ chồng sum họp, con cái đầy đàn, nàng được làm trọn và hưởng hạnh phúc làm mẹ, làm vợ, Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận, tình cảm của nàng luôn hướng về Trương Sinh. Hình ảnh “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” là hình ảnh thiên nhiên hữu tình gợi sự trôi chảy của thời gian đã khiến cho “nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Tác giả đã diễn tả thật tinh tế chân thực nỗi niềm nhớ nhung, mong mỏi kín đáo, âm thầm mà da diết của Vũ Nương. Vào mỗi buổi tối, nàng thường trở bóng mình trên vách để bảo là cha Đản, việc làm ấy của nàng đâu chỉ là đơn thuần chỉ để chơi đùa nói với con mà còn là lời nói với mình lòng mình để tự an ủi mình, nàng tưởng tượng ra trong căn nhà nhỏ bé của hai mẹ con lúc nào cũng có hình bóng của Trương Sinh, ý nghĩ ấy là làm vơi đi nỗi cô đơn trống trải trong lòng nàng. Suốt ba năm Trương Sinh đi vắng, nàng đã giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng ngõ liễu tường hoa chưa hề bén góc vẫn một lòng một dạ với chồng Trương Sinh.
. Sau khi xa chồng nàng sinh bé Đản và một mình nuôi dạy con. Và khi bị chồng nghi oan nhưng vẫn giãi bày, giải thích để mong hàn gắn hạnh phúc gia đình, hành động chọn cái chết để minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Đó chính là lòng tự trọng của Vũ Nương. Và ngay cả khi được sống ở thế giới thần tiên sung sướng nhưng nàng vẫn nặng lòng nhớ đến gia đình và quê hương. Cuộc trở về của Vũ Nương kết thúc truyện cùng với lời từ biệt “ Đa tạ tình chàng thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa.” Lờ từ biệt đẫm trong nước mắt trong tâm trạng buồn mà sáng lên vẻ đẹp của con người coi trọng ơn nghĩa và tấm lòng vị tha. Mặc dù là người phụ nữ đẹp người đẹp nét nhưng Vũ Nương lại có số phận bất hạnh. Với cuộc sống gia đình người chồng đa nghi và đó là nguyên nhân dẫn đến cảnh gia đình tan vỡ. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi hạnh phúc của người phụ nữ phải sống xa chồng. Cuộc sống cô đơn, buồn tẻ một mình “ Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” những từ ngữ chỉ thời gian, những câu văn biền ngẫu hình ảnh mang tính ước lệ “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” chỉ thời gian hết mùa xuân lại đến mùa đông mà Trương Sinh vẫn chưa trở về làm cho Vũ Nương càng lo lắng nhớ thương trông đợi. Gánh nặng gia đình phải chăm sóc mẹ, sinh con một mình mà không có chồng bên cạnh với bao nỗi vất vả. Nàng còn bị chồng nghi oan, bị đánh đuổi, mắng nhiếc. Cuối cùng nàng phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Truyện ngắn với cách xây dựng cốt truyện tập trung vào nhân vật Vũ Nương. Tạo tình huống đặc sắc, bất ngờ, miêu tả nhân vật thông qua lời nói và hành động để bộc lộ tính cách. Sử dụng các câu văn biền ngẫu mang tính ước lệ cùng với yếu tố hiện thực kết hợp với hoang đường kì ảo. Tất cả các yếu tố nghệ thuật đã góp phần khắc họa nhân vật Vũ Nương người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Với nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ thành công ở thể truyền kì mà là người có trái tim nhân đạo ông bày tỏ lòng cảm thương cho số phận Vũ Nương bằng cách dùng những lời văn hay nhất để ngợi ca vẻ đẹp của nàng.
Nguyễn Dữ là nhà văn xuất sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông học rộng tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn vì bất lực trước thời đại suy yếu của phong kiến. Có thể nói “truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ là một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kỳ ở Việt Nam, trong đó “người con gái Nam Xương” dựa trên tích truyện dân gian nhưng với tài năng sự sáng tạo tuyệt vời và lòng yêu con người tha thiết, Nguyễn Dữ đã làm bao bạn đọc phải rơi lệ xót thương cho cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người phụ nữ đức hạnh nhưng có số phận bất hạnh.
Mở đầu trang truyện, tác giả Nguyễn Dữ đã giới thiệu Vũ Nương là một người con gái: “thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp”. Mặc dù con nhà nghèo lấy chồng giàu lại có tính đa nghi ít học nhưng do hiền lành nết na lại thông minh, khéo cư xử nên nàng đã san bằng được khoảng cách “môn đăng hộ đối” – một quan điểm nặng nề của lễ giáo phong kiến và giữ được không khí trong gia đình yên ấm, hạnh phúc “chưa từng xảy ra thất hòa”. Có thể nói cuộc đời nàng tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của một người vợ hiền, một người dâu thảo, người mẹ hết mực yêu con. Trước hết, Vũ Nương là người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung son sắc với chồng. Sống dưới thời loạn lạc vì không có học nên tên Trương Sinh phải ghi vào sổ lính loại đầu. Trong buổi tiễn đưa chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng lời lẽ dịu dàng, tha thiết “chàng đi chuyến này thiếp chả dám mong đeo được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi”. Đọc đến đây, người đọc xúc động trước khao khát, ước mơ bình dị của Vũ Nương. Đằng sau niềm khao khát ước mơ ấy là cả một tấm lòng yêu thương chân thành, đằm thắm vượt ra ngoài cám dỗ vật chất tầm thường “vinh hoa phú quý”. Yêu thương chồng, nàng mong mỏi ngày chàng bình yên trở về bởi hơn hết trong lòng nàng cái khát khao lớn nhất là được hưởng thú vui “nghi gia nghi thất” vợ chồng sum họp, con cái đầy đàn, nàng được làm trọn và hưởng hạnh phúc làm mẹ, làm vợ, Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận, tình cảm của nàng luôn hướng về Trương Sinh. Hình ảnh “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” là hình ảnh thiên nhiên hữu tình gợi sự trôi chảy của thời gian đã khiến cho “nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Tác giả đã diễn tả thật tinh tế chân thực nỗi niềm nhớ nhung, mong mỏi kín đáo, âm thầm mà da diết của Vũ Nương. Vào mỗi buổi tối, nàng thường trở bóng mình trên vách để bảo là cha Đản, việc làm ấy của nàng đâu chỉ là đơn thuần chỉ để chơi đùa nói với con mà còn là lời nói với mình lòng mình để tự an ủi mình, nàng tưởng tượng ra trong căn nhà nhỏ bé của hai mẹ con lúc nào cũng có hình bóng của Trương Sinh, ý nghĩ ấy là làm vơi đi nỗi cô đơn trống trải trong lòng nàng. Suốt ba năm Trương Sinh đi vắng, nàng đã giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng ngõ liễu tường hoa chưa hề bén góc vẫn một lòng một dạ với chồng Trương Sinh.
. Sau khi xa chồng nàng sinh bé Đản và một mình nuôi dạy con. Và khi bị chồng nghi oan nhưng vẫn giãi bày, giải thích để mong hàn gắn hạnh phúc gia đình, hành động chọn cái chết để minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Đó chính là lòng tự trọng của Vũ Nương. Và ngay cả khi được sống ở thế giới thần tiên sung sướng nhưng nàng vẫn nặng lòng nhớ đến gia đình và quê hương. Cuộc trở về của Vũ Nương kết thúc truyện cùng với lời từ biệt “ Đa tạ tình chàng thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa.” Lờ từ biệt đẫm trong nước mắt trong tâm trạng buồn mà sáng lên vẻ đẹp của con người coi trọng ơn nghĩa và tấm lòng vị tha.
Mặc dù là người phụ nữ đẹp người đẹp nét nhưng Vũ Nương lại có số phận bất hạnh. Với cuộc sống gia đình người chồng đa nghi và đó là nguyên nhân dẫn đến cảnh gia đình tan vỡ. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi hạnh phúc của người phụ nữ phải sống xa chồng. Cuộc sống cô đơn, buồn tẻ một mình “ Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” những từ ngữ chỉ thời gian, những câu văn biền ngẫu hình ảnh mang tính ước lệ “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” chỉ thời gian hết mùa xuân lại đến mùa đông mà Trương Sinh vẫn chưa trở về làm cho Vũ Nương càng lo lắng nhớ thương trông đợi. Gánh nặng gia đình phải chăm sóc mẹ, sinh con một mình mà không có chồng bên cạnh với bao nỗi vất vả. Nàng còn bị chồng nghi oan, bị đánh đuổi, mắng nhiếc. Cuối cùng nàng phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
Truyện ngắn với cách xây dựng cốt truyện tập trung vào nhân vật Vũ Nương. Tạo tình huống đặc sắc, bất ngờ, miêu tả nhân vật thông qua lời nói và hành động để bộc lộ tính cách. Sử dụng các câu văn biền ngẫu mang tính ước lệ cùng với yếu tố hiện thực kết hợp với hoang đường kì ảo. Tất cả các yếu tố nghệ thuật đã góp phần khắc họa nhân vật Vũ Nương người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Với nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ thành công ở thể truyền kì mà là người có trái tim nhân đạo ông bày tỏ lòng cảm thương cho số phận Vũ Nương bằng cách dùng những lời văn hay nhất để ngợi ca vẻ đẹp của nàng.