ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ

ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?( 0,5 điểm)
Câu 2. Văn bản trên viết về sự việc gì? ( 0,5 điểm)
Câu 3: Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo xuống đất”? ( 0,5 điểm)
Câu 4: Nêu ý nghĩa của văn bản. (0,75 điểm)
Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người? (0,75 điểm)
Câu 6. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản là gì? (1,0 điểm)

0 bình luận về “ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ”

  1. Câu 1. PTBĐ chính: tự sự

    Câu 2. Văn bản trên viết về sự lựa chọn cách sống và kết quả của cách lựa chọn đó của hai hạt lúa

    Câu 3. Hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo xuống đất” vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

    Câu 4. Ý nghĩa văn bản: Nhắn nhủ tới chúng ta thông điệp rằng hãy cứ mạnh mẽ đương đầu với thử thách, khó khăn để bứt phá làm nên điều kì diệu cho bản thân, cho cuộc đời

    Câu 5. Câu chuyện phê phán thói hèn nhát, không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa

    Câu 6. Thông điệp sâu sắc nhất: Muốn sống một cuộc đời ý nghĩa, chúng ta phải mạnh mẽ dấn thân. Nếu cứ thu mình trong cai vỏ bọc an toàn, chúng ta rồi sẽ chỉ là những con người nhạt nhòa rồi tàn lụi dần. Muốn thành công, con người không có cách nào khác ngoài việc đương đầu với gian nan, thử thách.

    Bình luận
  2. Câu 1.Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

    Câu 2. Kể về cuộc đời 2 hạt lúa:

    – Hạt lúa thứ nhất: chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó, không giám đương đầu hiểm nguy

    – Hạt lúa thứ hai: được sống 1 cuộc sống mới,dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt

    Câu 3.Hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo xuống đất” vì nó muốn bắt đầu một cuộc đời mới.

    Câu 4.

    Qua câu chuyện về 2 hạt lúa, ta có thể thấy cuộc đời của 2 kiểu người sẽ mang lại lợi ích gì, từ đó khuyên nhủ rằng mọi người hãy sống theo cuộc đời hạt lúa thứ 2

    Câu 5.kiểu người sống trong mức an toàn, không dám làm gì mạo hiểm,phê phán thói hèn nhát, không dám đương đầu với khó khăn

    Câu 6.Thông điệp: Mỗi người hãy dũng cảm, đương đầu với thử thách, để sống một cuộc đời có ý nghĩa, sau này khi nhìn lại không phải nuối tiếc

    Bình luận

Viết một bình luận