ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 4. Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với anh/ chị?
Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói của Ăng-ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.
Câu 1 : PTBĐ chính : Nghị luận.
Câu 2 :
$+$ “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
$→$ Câu nói đó muốn nói rằng mỗi cá nhân chúng ta đều đều có một tài năng riêng nhưng khi mà ta ở ngoài xã hội thì ta vẫn còn kém chưa bằng được với mọi người. Ta vẫn sẽ thua kém mọi người khi ra bên ngoài . Từ đấy muốn nhắc nhở ta rằng hãy sống khiêm tốn, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm.
Câu 3 :
$+$ Biện pháp tu từ : liệt kê
$*$ “Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm.”
$→$ Tác dụng : liệt kê và cho ta thấy rõ được những biểu hiện của lòng khiêm tốn.
Câu 4 :
$+$ Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa đối với bản thân em là :
$→$ Giup em học được một bài học về sự khiêm tốn là hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Câu 5 :
$+$ Câu nói của Ăng-ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”. đã cho ta thấy rõ được để cuộc sống tốt đẹp thì mỗi người cần có đức tính giản dị và lòng khiêm tốn để thành công trong cuộc sống. Vậy khiêm tốn là gì? Người khiêm tốn là người biết nhìn xa tổng rộng, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Và giản dị là sống không xa hoa, cầu kì , kiểu cách sống tùy thuộc vào hoàn cảnh bản thân và gia đình không chạy theo thời đại, giản dị giúp ta có thể hòa nhập với mọi người trong cuộc sống, giúp ta biết cách cư xử đúng mực. Trong cuộc sống hiện nay nếu bản thân ta chỉ nghĩ tới thành công ở hiện tại hoặc cũng như đạt được thành công ở hiện tại rồi mà dừng lại cũng đồi nghĩa với việc tương lai nhất định ta sẽ thất bại. Bởi bên ngoài xã hội có biết bao nhiêu người họ đang nỗ lực hết mình để hơn bạn. Vì vậy Ăng-ghen đã gắn liền lòng khiêm tốn và đức tính giản dị với nhau. Chúng ta có thể thấy ở Bác là một người vô cùng khiêm tốn và giản dị từ đời sống đến việc giải cứu dân tộc, Bác không bao giờ chủ quan trước kẻ địch mà luôn giữ vững tinh thần , ý chí vì vậy mà đến bây giờ Bác được cả thế giới công nhận .Khiêm tốn và giản dị là hai đức tính vô vô cùng tốt đẹp. Nhưng bên cạnh đó còn một số người lại chỉ biết nghĩ ở thời điểm hiện tại, chỉ cần giàu có là có tất cả để đến khi trắng tay họ mới thấy hối hận. Mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc học tập, cố gắng phát huy hết năng lực, sáng tạo của bản thân để cuộc sống hoàn thiện hơn. Nói tóm lại, câu nói của Ăng-ghen “khiêm tốn đi với giản dị” là một câu nói vô cùng đúng và đã cho ta rất nhiều bài học quý giá .