Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Không copy mạng, spam
0 bình luận về “Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Không copy mạng, spam”
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh mịch của cảnh đêm núi rừng Việt Bắc. Bác Hồ kính yêu của chúng ta vẫn thao thức suốt đêm thâu. Bác nghe thấy những âm thanh quen thuộc của núi rừng, nghe thấy tiếng suối chảy róc rách véo von, nghe đâu đó như tiếng hát của một cô thiếu nữ. Hình ảnh ánh trang lồng vào trong bóng cây cổ thụ lâu năm, bóng trăng lại lồng vào những cánh hoa xinh tươi làm cho bức tranh thiên nhiên càng trở nên hữu tình hơn bao giờ hết. Thiên nhiên của nước ta thật là đẹp dưới con mắt của nhà thơ lại càng đẹp hơn bao giờ hết, cỏ cây hoa lá hiện lên với những nét vẽ vô cùng tinh tế làm cho cảnh sắc trở nên quen thuộc gần gũi tạo được sự bâng khuâng say đắm trong lòng tác giả Hồ Chí Minh.
Trong cảnh đêm tĩnh mịch đó tác giả Hồ Chí Minh thả hồn mình trong biết bao nhiêu suy tư phiền muộn. Nhưng trong lòng người đang canh cánh một nỗi niềm đó là khi dân tộc của chúng ta còn chưa sạch bóng quân thù. Những người dân lao động của chúng ta vẫn còn lầm than, nghèo khổ thì tác giả Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ, một nhà yêu nước làm sao mà có thể yên giấc ngủ. Chính vì vậy, trong hai câu thơ kết của bài thơ Cảnh khuya” tác giả Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nỗi niềm tâm sự trong lòng mình. Vì sao giữa đêm khuya tĩnh mịch cảnh đất trời hoang sơ tác giả ngắm trăng nhưng trong lòng lại mang nhiều tâm sự tới như vậy:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Tác giả Hồ Chí Minh chưa một giây phút nào quên được quê hương đất nước, chưa một giây phút nào người quên được nhiệm vụ của cuộc đời mình. Đó là việc phải đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ, thuộc địa tăm tối phải đưa con người và dân tộc Việt Nam trở thành một nước tự do, bình đẳng để ai cũng được hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đẹp là thế say đắm lòng người là thế nhưng không làm tác giả quên đi được nỗi lo lắng, sự muộn phiền trong lòng mình. Cuộc chiến đấu của dân tộc ta còn cả một chặng đường dài ở phía trước, con đường đi còn nhiều cam go, nguy hiểm còn nhiều thử thách nhưng tác giả vẫn luôn kiên cường và tin tưởng vào tương lai của nước nhà.
Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cũng là một nhà thơ lớn. Trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác đã sáng tác những bài thơ nói về cảnh trăng, một trong số đó có bài thơ Cảnh khuya. Bài thơ đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc thật khó quên.
Chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ với ngòi bút tài hoa cảnh rừng Việt Bắc qua sự cảm nhận của Bác hiện lên đẹp lung linh huyền ảo.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bống lồng hoa
Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc thật đẹp, trời vào đêm ở đây khác hẳn hơn trời ban đêm nơi vườn hoa đô thị. Khung cảnh thật nhẹ nhàng, êm đềm, yên tĩnh. Xa xa vẳng lại tiếng suối trong như tiếng hát.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng suối được miêu tả sinh động qua lối so sánh đặc sắc, xưa trong thơ Nguyễn Trãi, tiếng suối được ví như “tiếng đàn cầm” gợi cung bậc cảm xúc, trầm lắng man mác buộc. Ngay trong thơ Hồ Chí Minh, tiếng suối vẫn là điệu nhạc khiến cho vần thơ vừa mang màu sắc cổ điển, vừa có nét hiện đại bởi nó vút cao như “tiếng hát xa” gợi sự trẻ trung đầy sức sống của một tâm hồn lạc quan phơi phới làm cho tiếng suối như gần gũi với con người hơn, xua tan cái hoang vắng, lạnh lẽo chỗ núi rừng Việt Bắc. Đằng sau câu thơ như một bản nhạc không lời đầy màu sắc hội họa:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Đọc câu thơ em cảm thấy yêu thiên nhiên. Thiên nhiên như một bức tranh nhiều tầng nhiều lớp, đường nét đa dạng có bóng cây cổ thụ vươn cao trong ánh trăng có bóng lá, in vào khóm hoa, in lên mặt đất tạo nên muôn nghìn những bông hoa. Bức tranh mang hai mảng màu sáng tối, đen trắng nhưng vẫn lung linh huyền ảo bởi nghệ thuật của biện pháp điệp từ “lồng”. Câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm của Bác.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cảnh khuya thật đẹp làm say đắm lòng thi sĩ. Cảnh khuya đẹp làm cho trái tim Người xúc động trước vẻ đẹp của đêm trăng núi rừng. Có thể vì yêu trăng mà Bác thao thức không ngủ được. Cũng có thể vì lo cho dân cho nước mà Bác không ngủ được, song điệp từ “chưa ngủ” thể hiện hai tâm trạng tình yêu thiên nhiên tha thiết và tình yêu nước sâu nặng. Vậy nên Bác thao thức lo cho nước nhà. Điều đó thể hiện một tâm hồn lớn. Có nhà thơ đã viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Giọng thơ Bác khiến chúng ta càng khâm phục tinh thần ấy, một phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng, trân trọng, cảm phục tấm lòng yêu nước, đức hi sinh cao cả.
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lối viết giản dị, mộc mạc và giọng thơ giàu tính biểu cảm, bài thơ đã để lại trong tâm trí mỗi người đọc một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, qua đó mỗi người càng thêm tình yêu quê hương tha thiết, tấm lòng yêu nước sâu nặng. Bác và những lời thơ ấy sẽ lay động hàng triệu trái tim của những người dân Việt Nam.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh mịch của cảnh đêm núi rừng Việt Bắc. Bác Hồ kính yêu của chúng ta vẫn thao thức suốt đêm thâu. Bác nghe thấy những âm thanh quen thuộc của núi rừng, nghe thấy tiếng suối chảy róc rách véo von, nghe đâu đó như tiếng hát của một cô thiếu nữ. Hình ảnh ánh trang lồng vào trong bóng cây cổ thụ lâu năm, bóng trăng lại lồng vào những cánh hoa xinh tươi làm cho bức tranh thiên nhiên càng trở nên hữu tình hơn bao giờ hết. Thiên nhiên của nước ta thật là đẹp dưới con mắt của nhà thơ lại càng đẹp hơn bao giờ hết, cỏ cây hoa lá hiện lên với những nét vẽ vô cùng tinh tế làm cho cảnh sắc trở nên quen thuộc gần gũi tạo được sự bâng khuâng say đắm trong lòng tác giả Hồ Chí Minh.
Trong cảnh đêm tĩnh mịch đó tác giả Hồ Chí Minh thả hồn mình trong biết bao nhiêu suy tư phiền muộn. Nhưng trong lòng người đang canh cánh một nỗi niềm đó là khi dân tộc của chúng ta còn chưa sạch bóng quân thù. Những người dân lao động của chúng ta vẫn còn lầm than, nghèo khổ thì tác giả Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ, một nhà yêu nước làm sao mà có thể yên giấc ngủ. Chính vì vậy, trong hai câu thơ kết của bài thơ Cảnh khuya” tác giả Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nỗi niềm tâm sự trong lòng mình. Vì sao giữa đêm khuya tĩnh mịch cảnh đất trời hoang sơ tác giả ngắm trăng nhưng trong lòng lại mang nhiều tâm sự tới như vậy:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Tác giả Hồ Chí Minh chưa một giây phút nào quên được quê hương đất nước, chưa một giây phút nào người quên được nhiệm vụ của cuộc đời mình. Đó là việc phải đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ, thuộc địa tăm tối phải đưa con người và dân tộc Việt Nam trở thành một nước tự do, bình đẳng để ai cũng được hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đẹp là thế say đắm lòng người là thế nhưng không làm tác giả quên đi được nỗi lo lắng, sự muộn phiền trong lòng mình. Cuộc chiến đấu của dân tộc ta còn cả một chặng đường dài ở phía trước, con đường đi còn nhiều cam go, nguy hiểm còn nhiều thử thách nhưng tác giả vẫn luôn kiên cường và tin tưởng vào tương lai của nước nhà.
!
@ nguyenhoang07550
Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cũng là một nhà thơ lớn. Trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác đã sáng tác những bài thơ nói về cảnh trăng, một trong số đó có bài thơ Cảnh khuya. Bài thơ đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc thật khó quên.
Chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ với ngòi bút tài hoa cảnh rừng Việt Bắc qua sự cảm nhận của Bác hiện lên đẹp lung linh huyền ảo.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bống lồng hoa
Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc thật đẹp, trời vào đêm ở đây khác hẳn hơn trời ban đêm nơi vườn hoa đô thị. Khung cảnh thật nhẹ nhàng, êm đềm, yên tĩnh. Xa xa vẳng lại tiếng suối trong như tiếng hát.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng suối được miêu tả sinh động qua lối so sánh đặc sắc, xưa trong thơ Nguyễn Trãi, tiếng suối được ví như “tiếng đàn cầm” gợi cung bậc cảm xúc, trầm lắng man mác buộc. Ngay trong thơ Hồ Chí Minh, tiếng suối vẫn là điệu nhạc khiến cho vần thơ vừa mang màu sắc cổ điển, vừa có nét hiện đại bởi nó vút cao như “tiếng hát xa” gợi sự trẻ trung đầy sức sống của một tâm hồn lạc quan phơi phới làm cho tiếng suối như gần gũi với con người hơn, xua tan cái hoang vắng, lạnh lẽo chỗ núi rừng Việt Bắc. Đằng sau câu thơ như một bản nhạc không lời đầy màu sắc hội họa:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Đọc câu thơ em cảm thấy yêu thiên nhiên. Thiên nhiên như một bức tranh nhiều tầng nhiều lớp, đường nét đa dạng có bóng cây cổ thụ vươn cao trong ánh trăng có bóng lá, in vào khóm hoa, in lên mặt đất tạo nên muôn nghìn những bông hoa. Bức tranh mang hai mảng màu sáng tối, đen trắng nhưng vẫn lung linh huyền ảo bởi nghệ thuật của biện pháp điệp từ “lồng”. Câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm của Bác.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cảnh khuya thật đẹp làm say đắm lòng thi sĩ. Cảnh khuya đẹp làm cho trái tim Người xúc động trước vẻ đẹp của đêm trăng núi rừng. Có thể vì yêu trăng mà Bác thao thức không ngủ được. Cũng có thể vì lo cho dân cho nước mà Bác không ngủ được, song điệp từ “chưa ngủ” thể hiện hai tâm trạng tình yêu thiên nhiên tha thiết và tình yêu nước sâu nặng. Vậy nên Bác thao thức lo cho nước nhà. Điều đó thể hiện một tâm hồn lớn. Có nhà thơ đã viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Giọng thơ Bác khiến chúng ta càng khâm phục tinh thần ấy, một phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng, trân trọng, cảm phục tấm lòng yêu nước, đức hi sinh cao cả.
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lối viết giản dị, mộc mạc và giọng thơ giàu tính biểu cảm, bài thơ đã để lại trong tâm trí mỗi người đọc một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, qua đó mỗi người càng thêm tình yêu quê hương tha thiết, tấm lòng yêu nước sâu nặng. Bác và những lời thơ ấy sẽ lay động hàng triệu trái tim của những người dân Việt Nam.