Đề bài:”Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”(Shelly). Bằng bài thơ “Đồng chí”của Phạm Chính Hữu hay làm sáng tỏ ý ki

Đề bài:”Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”(Shelly). Bằng bài thơ “Đồng chí”của Phạm Chính Hữu hay làm sáng tỏ ý kiến trên.Help me!!!!!!!

0 bình luận về “Đề bài:”Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”(Shelly). Bằng bài thơ “Đồng chí”của Phạm Chính Hữu hay làm sáng tỏ ý ki”

  1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã chứng kiến bao kì tích của những người nông dân. Họ đã làm nên lịch sử từ đôi bàn tay cày cuốc, đôi bàn chân lấm lem bùn lầy. Họ là những chàng “Thạch Sanh của thế kỉ XX”. Đã có biết bao tiếng hát, lời thơ ca ngợi những anh hùng “chân đất” ấy. Là một chiến sĩ, đồng thời cũng là một nghệ sĩ, với bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã góp một bản hùng ca hoà vào bản đàn chung về những người lính anh dũng của một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng.

    Năm hai mươi tuổi, Chính Hữu viết về người lính trong Ngày về nhưng ở bài thơ này hình ảnh người chiến sĩ hiện lên với nhiều nét ước lệ, với những thanh gươm, áo bào, đôi giày vạn dặm, khác xa lắm người lính trong cuộc chiến thực tại:

    Bình luận
  2. Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ là điểm hội tụ của những người chiến sĩ có cùng nhiệt huyết chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Ở đó có hàng triệu trái tim yêu nước đã giã từ bờ tre, giếng nước của quê nhà ra đi đánh giặc. Cuộc sống vất vả, gian nan trong chiến đấu đã gắn kết họ lại với nhau trong tình đồng chí. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã ghi lại tình cảm cao quý ấy của những người chiến sĩ một cách sâu sắc.

    Lời thơ thật mộc mạc, tự nhiên như những lời tâm sự. Những thành ngữ đi vào trong thơ làm cho ta cảm giác như chính cuộc sống hàng ngày của người lính được hiện lên trước mắt ta vậy. Họ đến từ những miền quê khác nhau, người thì từ đồng bằng ven biển lên, kẻ thì từ vùng trung du xuống, nhưng họ đã dễ dàng gần gũi, thông cảm với nhau bởi cùng ra đi từ những vùng quê nghèo khó, vất vả:

    Quê hương anh nước mặn đồng chua
    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
    Anh với tôi đôi người xa lạ
    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
    Súng bên súng đầu sát bên đầu
    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

    Câu thơ Súng bên súng đầu sát bên đầu vừa có ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Những người lính luôn gắn bó bên nhau lúc chiến đấu cũng như lúc sinh hoạt cùng đồng đội, “súng bên súng” là cùng chung hành động, “đầu sát bên đầu” là cùng chung lí tưởng tạo nên một nguồn sức mạnh.

    Người lính đã cùng nhau sẻ chia gian lao, vất vả trong buổi đầu của cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ thiếu thốn:

    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

    Họ cùng sẻ chia những giá trị vật chất tuy chẳng là bao nhưng thấm đẫm tình đồng đội. Cùng đắp chung một chiếc chăn bông trong những đêm rừng sương lạnh, đây là điều kiện thuận lợi để người lính dễ dàng trao đổi tâm tình cho nhau. Vì thế mà họ trở thành “tri kỉ” của nhau.

    Hai tiếng “Đồng chí” được đột ngột tách thành một câu thơ riêng biệt có đi kèm một dấu chấm cảm, chia bài thơ thành hai nửa. Nửa trên là quy nạp, nửa dưới là diễn dịch. Hai nửa ấy như muốn làm rõ thêm tình cảm thiêng liêng của người chiến sĩ, làm lay động hàng triệu trái tim người đọc.

    Những vần thơ như mang nặng bâng khuâng, thương nhớ của những người chiến sĩ:

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
    Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay.

    Đây là sự hi sinh cao cả của người lính. Họ lên đường ra mặt trận mặc dù ruộng vườn nhà cửa phải bỏ hoang. Người lính đã vì cái chung mà hi sinh cái riêng, đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của bản thân mình. Thật cảm động hình ảnh Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Hai chữ “mặc kệ” được cất lên, đó là một sự nỗ lực về tâm lí, một sự cố gắng để vượt lên trên những tình cảm nhớ thương dằn lòng bởi họ thấm nhuần cái chân lí “nước mất nhà tan”.

    Chính tình yêu quê hương của người chiến sĩ đã làm cho những vật vô tri vô giác cũng như dâng lên một nỗi nhớ:

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

    Đây cũng là cớ để gợi lên nỗi nhớ quê hương, nhớ cái giếng nước trong mát lành, nhớ gốc đa rợp bóng mát của quê mình. Họ luôn mang theo bên mình cả quê hương vào trong cuộc chiến đấu gian nan.

    Mặc dù buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt qua:

    Áo anh rách vai
    Quần tôi có vài mảnh vá
    Miệng cười buốt giá
    Chân không giày
    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

    Họ đã động viên nhau, sưởi ấm cho nhau bằng hơi ấm của tình người, tình đồng đội để vượt qua những cơn sốt rét, vượt lên những khó khăn của thời tiết khắc nghiệt:

    Đêm nay rừng hoang sương muối
    Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
    Đầu súng trăng treo.

    Trong cảnh “rừng hoang sương muối” người lính đứng bên nhau phục kích chờ giặc, Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả mọi khó khăn.

    Trong khó khăn, những người lính vẫn ung dung, chủ động, vẫn sát cánh bên nhau “chờ giặc tới”. Người lính càng yêu đời hơn bởi nơi đây còn có một người bạn tri âm tri kỉ, người bạn đó là vầng trăng thơ mộng. Đối với những người lính ra đi từ chốn đồng quê, trăng đã trở nên gần gũi, giờ đây họ lại mang vầng trăng ấy vào trong chiến trường ác liệt. Nó như thức cùng người chiến sĩ trong những đêm khuya chờ giặc tới.

    Không những thế, hình ảnh vầng trăng thơ mộng còn tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Trong không khí căng thẳng vì đối đầu với địch, người lính vẫn luôn hướng về ánh sáng trong trẻo của vầng trăng và hướng về lí tưởng chiến đấu vì hoà bình của dân tộc.

    Bằng những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã thể hiện vẻ đẹp tinh thần và sự gắn bó keo sơn của người cách mạng, vẻ đẹp của họ đáng được nâng niu, trân trọng.

    Bình luận

Viết một bình luận