đề bài :viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) nêu cảm nghĩ của em về lão hạc ( không chép mạng)
0 bình luận về “đề bài :viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) nêu cảm nghĩ của em về lão hạc ( không chép mạng)”
Lão Hạc là một người nông dân lương thiện có lòng tự trọng cao và yêu thương con. Vợ chết sớm, sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Tình yêu thương ấy thể hiện qua việc ông luôn chăm sóc kỉ vật cuối cùng mà người con trai để lại sau khi đi đồn điền cao su, đó là con chó Vàng. Bao nhiêu tình cảm nhớ thương xa cách, lão đều dành cho nó. Hành đọng yêu thương, chăm sóc, quý mến của lão fanhf cho cậu Vàng chính là biểu hiện của tấm lòng nhân đạo. Mặc dù trong văn bản không có đoạn nào lão Hạc đối thoại với con, song những tình cảm của lão dành cho con mình xen vào từng chi tiết trong tác phẩm. Chính vì thương con nên lão không quản tuổi cao sức yếu, làm thuê làm mướn để dành tiền cho con. Lão Hạc quả là một người cha biết lo xa. Liệu sức mình đã yếu, lão đã sang gửi ông giáo mảnh vườn và chút tiền cho con. Lão nhờ ông giáo giữ hộ để sau này con về còn có cái sinh nhai. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Lão cảm thấy ê chề, nhục nhã vì mình đã đi lừa người bạn tri kỉ của mình, tấm lòng nhân hậu bao la của lão khiến lão khóc rưng rức khi bán chó. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết. Bằng những việc làm cụ thể, lão Hạc đã cho ta thấy tình yêu thương con của lão thật là sâu sắc. Đó là 1 con người coi trọng bổn phận làm cha, coi trọng danh giá làm người. Lão Hạc chính làhình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam.
“Lão Hạc” một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, truyện kể về một ông lão thường được gọi với cái tên lão hạc. Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Vợ Lão mất sớm và còn có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con trai của mình. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. Có thể thấy lão hạc rất đáng thương, ông lão gầy gò, ốm yếu phải lao động cật lực, khổ thật. Lão Hạc còn có một chú chó tên là Cậu Vàng, chú chó mà ông yêu thương nhất, ông xem nó như người bạn, vậy mà một ngày ông phải bán nó đi vì một cơn bạo bệnh, lão còn chẳng nuôi nổi bản thân thì sao có thể nuôi thêm một con chó nữa chứ, cắn răng bán Cậu Vàng đi, lão dằn vặt mãi không nguôi và từ đó lão sống lủi thủi , kép kín. Và rồi sau khi nhờ vả ông giáo về tài sản cho con trai và chuyện ma chay của mình thì Lão Hạc đã tự kết liễu đời mình bằng bã xin từ Binh Tư. Có lẽ Lão Hạc chọn cách tự rời đi để bảo toàn lòng tự trọng, bảo toàn mảnh vườn mà lão có chết cũng không bán do người vợ quá cố để lại cho đứa con trai của lão. Thật tội nghiệp cho số phận của một ông lạo đã già cả rồi mà cái khổ vẫn cứ bám theo da diết mãi.
Lão Hạc là một người nông dân lương thiện có lòng tự trọng cao và yêu thương con. Vợ chết sớm, sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Tình yêu thương ấy thể hiện qua việc ông luôn chăm sóc kỉ vật cuối cùng mà người con trai để lại sau khi đi đồn điền cao su, đó là con chó Vàng. Bao nhiêu tình cảm nhớ thương xa cách, lão đều dành cho nó. Hành đọng yêu thương, chăm sóc, quý mến của lão fanhf cho cậu Vàng chính là biểu hiện của tấm lòng nhân đạo. Mặc dù trong văn bản không có đoạn nào lão Hạc đối thoại với con, song những tình cảm của lão dành cho con mình xen vào từng chi tiết trong tác phẩm. Chính vì thương con nên lão không quản tuổi cao sức yếu, làm thuê làm mướn để dành tiền cho con. Lão Hạc quả là một người cha biết lo xa. Liệu sức mình đã yếu, lão đã sang gửi ông giáo mảnh vườn và chút tiền cho con. Lão nhờ ông giáo giữ hộ để sau này con về còn có cái sinh nhai. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Lão cảm thấy ê chề, nhục nhã vì mình đã đi lừa người bạn tri kỉ của mình, tấm lòng nhân hậu bao la của lão khiến lão khóc rưng rức khi bán chó. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết. Bằng những việc làm cụ thể, lão Hạc đã cho ta thấy tình yêu thương con của lão thật là sâu sắc. Đó là 1 con người coi trọng bổn phận làm cha, coi trọng danh giá làm người. Lão Hạc chính làhình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam.
“Lão Hạc” một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, truyện kể về một ông lão thường được gọi với cái tên lão hạc. Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Vợ Lão mất sớm và còn có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con trai của mình. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. Có thể thấy lão hạc rất đáng thương, ông lão gầy gò, ốm yếu phải lao động cật lực, khổ thật. Lão Hạc còn có một chú chó tên là Cậu Vàng, chú chó mà ông yêu thương nhất, ông xem nó như người bạn, vậy mà một ngày ông phải bán nó đi vì một cơn bạo bệnh, lão còn chẳng nuôi nổi bản thân thì sao có thể nuôi thêm một con chó nữa chứ, cắn răng bán Cậu Vàng đi, lão dằn vặt mãi không nguôi và từ đó lão sống lủi thủi , kép kín. Và rồi sau khi nhờ vả ông giáo về tài sản cho con trai và chuyện ma chay của mình thì Lão Hạc đã tự kết liễu đời mình bằng bã xin từ Binh Tư. Có lẽ Lão Hạc chọn cách tự rời đi để bảo toàn lòng tự trọng, bảo toàn mảnh vườn mà lão có chết cũng không bán do người vợ quá cố để lại cho đứa con trai của lão. Thật tội nghiệp cho số phận của một ông lạo đã già cả rồi mà cái khổ vẫn cứ bám theo da diết mãi.