Đề tài : Chủ trương của Đảng phát động tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Ý nghĩa của chủ trương đó đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Mọ

Đề tài : Chủ trương của Đảng phát động tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Ý nghĩa của chủ trương đó đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám.
Mọi người giúp mình vạch ra những ý chính để viết tiểu luận với

0 bình luận về “Đề tài : Chủ trương của Đảng phát động tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Ý nghĩa của chủ trương đó đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Mọ”

  1. Đó là sự nhận thức sai lầm và ngoan cố, xuyên tạc. Sự thật lịch sử đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc chuẩn bị lực lượng là nhân tố chủ quan quan trọng nhất quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Nói như vậy, không có nghĩa là phủ nhận nhân tố khách quan.

    Đến tháng 8-1945, ở Việt Nam tình thế khách quan vô cùng thuận lợi xuất hiện. Thực hiện lời cam kết ở Hội nghị Yanta, ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, quân đội Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông tinh nhuệ nhất gồm hơn 1 triệu quân của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Bên cạnh việc quân đội Liên Xô tiến đánh quân đội Nhật thì Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima ngày (6-8-1945) và Nagadaki ngày (9-8-1945). Trước sức mạnh của đồng minh, ngày 11-8-1945 Chính phủ Nhật gửi thông điệp cho Liên Xô, Mỹ và các nước Đồng minh chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Đúng như dự đoán của lãnh tụ Hồ Chí Minh thì đây là cơ hội nghìn năm có một để nhân dân ta thực hiện tổng khởi nghĩa.

    Lúc này, thời cơ đã đến. Thời cơ xuất hiện trong những ngày tháng 8 – 1945 không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước Đông Nam châu Á bị quân đội Nhật chiếm đóng. Các nước này tuy có điều kiện khách quan thuận lợi giống như ở Việt Nam, nhưng không chớp được thời cơ khởi nghĩa hoặc kịp thời phát động tổng khởi nghĩa nhưng thành quả thu được không nhiều, vì lực lượng chưa được chuẩn bị đầy đủ, Đảng tiên phong chưa nắm được quyền lãnh đạo cách mạng… Chỉ có duy nhất ở Việt Nam từ khi Đảng thành lập năm 1930 đến năm 1945, đảng từng bước chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng chờ thời cơ đến và kịp thời chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

    Đảng đã vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, ra sức và tích cực chuẩn bị lực lượng để đón thời cơ giành thắng lợi chứ không khoanh tay chờ thời một cách bị động. Sự lãnh đạo tích cực của Đảng trong việc chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền, được thể hiện trên 3 mặt sau

    Quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành cao trào cách mạng 1930 – 1931, đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám. Cao trào dân chủ 1936 – 1939, là cuộc tổng diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng tám. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945 là cuộc diễn tập thứ ba trực tiếp dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Đặc biệt, trong thời kỳ cao trào kháng Nhật, cứu nước (thời kỳ tiền khởi nghĩa), sau chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945, Đảng lãnh đạo quần chúng tiến hành khởi nghĩa từng phần, làn sóng khởi nghĩa phát triển mau lẹ, kịp thời và dâng lên gần như đồng thời ở nhiều nơi… Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi mặt. Nhân dân Việt Nam, nhất là quần chúng trong các tổ chức Cứu quốc, từ lâu đã sẵn sàng hy sinh để giành độc lập, quyết tâm chiến đấu.

    Bình luận
  2.  Đây ạ :

    Đến tháng 8-1945, ở Việt Nam tình thế khách quan vô cùng thuận lợi xuất hiện. Thực hiện lời cam kết ở Hội nghị Yanta, ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, quân đội Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông tinh nhuệ nhất gồm hơn 1 triệu quân của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Bên cạnh việc quân đội Liên Xô tiến đánh quân đội Nhật thì Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima ngày (6-8-1945) và Nagadaki ngày (9-8-1945). Trước sức mạnh của đồng minh, ngày 11-8-1945 Chính phủ Nhật gửi thông điệp cho Liên Xô, Mỹ và các nước Đồng minh chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Đúng như dự đoán của lãnh tụ Hồ Chí Minh thì đây là cơ hội nghìn năm có một để nhân dân ta thực hiện tổng khởi nghĩa.

    Lúc này, thời cơ đã đến. Thời cơ xuất hiện trong những ngày tháng 8 – 1945 không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước Đông Nam châu Á bị quân đội Nhật chiếm đóng. Các nước này tuy có điều kiện khách quan thuận lợi giống như ở Việt Nam, nhưng không chớp được thời cơ khởi nghĩa hoặc kịp thời phát động tổng khởi nghĩa nhưng thành quả thu được không nhiều, vì lực lượng chưa được chuẩn bị đầy đủ, Đảng tiên phong chưa nắm được quyền lãnh đạo cách mạng… Chỉ có duy nhất ở Việt Nam từ khi Đảng thành lập năm 1930 đến năm 1945, đảng từng bước chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng chờ thời cơ đến và kịp thời chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

    Bình luận

Viết một bình luận