Đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 2 – Đề số 4 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Dùng đòn bẩy để bẩy vật nặng lên. phải đặt lực tác dụng của người ở đâu để bẩy vật lên dễ

Đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 2 – Đề số 4
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dùng đòn bẩy để bẩy vật nặng lên. phải đặt lực tác dụng của người ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất?

A. ở A.
B. ở B.
C. ở C.
D. Ở khoảng giữa điểm tựa O và lực tác dụng P của vật.
Câu 2: Lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động?
A. Bằng. B. Ít nhất bằng.
C. Nhỏ hơn. D. Lớn hơn.
Câu 3:. Khi đưa nhiệ đọ từ 300C xuống 50C, thanh đồng sẽ:
A. Co ngắn lại. B. Dãn nở ra.
C. Giảm thể tích. D. A và C đúng
Câu 4: Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.
B. Không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng lên.
C. Không khí bên trong quả bóng co lại.
D. Nước bên ngoài ngám vào bên trong quả bóng.
Câu 5: Nhiệt kế nào dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm vật lí 6.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thủy ngân.
D. Cả 3 loại nhiệt kế trên.
Câu 6:Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?
A. 1000C. B. 420C. C. 370C. D. 200C.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không lien quan đến sự đông đặc?
A. Tạo thành mưa đá. B. Đúc tượng đồng.
C. Làm kem que. D. Tạo thành sương mù.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây lien quan đến sự ngưng tụ?
A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước.
B. Nước trong cốc cạn dần.
C. Phơi quần áo cho khô.
D. Sự tạo thành hơi nước.
Câu 9: Câu nào sau đây là sai khi nói về sự bay hơi?
A. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn.
B. Mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn.
C. Gió càng mạnh thì tôc độ bay hơi càng lớn.
D. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng lẫn bên trong lòng chất lỏng.
Câu 10: Thủy ngân trong phòng có nhiệt độ nóng chảy là – 390C và nhiệt độ sôi là 3570C. Khi phòng có nhiệt độ 300C thì thủy ngân tồn tại ở:
A. Chỉ ở thể lỏng.
B. Chỉ ở thể hơi.
C. ở cả thể lỏng và thể hơi.
D. ở cả thể rắn, thể lỏng, thể hơi.
B. TỰ LUẬN
Câu 11: Kể tên các loại máy cơ đơn giản và nêu ví dụ cho mỗi loại.
Câu 12: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị ………….. có thể gây ra ……………….. Vì thế mà ở chỗ tiếp nối của hai đầu thanh ray phải để ………….., một đầu cầu thép phải đặt trên ………………
b. Băng kép gồm hai thanh ……………… có bản chất ……………….. được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì …………….. khác nhau nên băng kép bị ………….. Do đó người ta ứng dụng tinh chất này vào việc ………………………….
Câu 13: Hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ. Em hãy giải thích tại sao.
Câu 14: Em hãy đổi 340C, 650C, 400C, 6900C ra 0F

0 bình luận về “Đề thi Vật Lí lớp 6 Học kì 2 – Đề số 4 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Dùng đòn bẩy để bẩy vật nặng lên. phải đặt lực tác dụng của người ở đâu để bẩy vật lên dễ”

  1. A. TRẮC NGHIỆM

    Câu 1: (Hình như câu này phải có hình)

    Câu 2: D. Lớn hơn

    Câu 3: D. A và C đúng

    Câu 4: C. Không khí bên trong quả bóng co lại.

    Câu 5: B. Nhiệt kế y tế.

    Câu 6: B. `42^o`

    Câu 7: D. Tạo thành sương mù.

    Câu 8: A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước.

    Câu 9: D. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng lẫn bên trong lòng chất lỏng.

    Câu 10: C. ở cả thể lỏng và thể hơi.

    B. TỰ LUẬN

    Câu 11: Có ba loại máy cơ đơn giản, chúng là:

     – Mặt phẳng nghiêng.

    VD: con dốc, …

     – Đòn bẩy.

    VD: chiếc búa đinh nhổ đinh, …

     – Ròng rọc.

    VD: ròng rọc để kéo nước dưới giếng lên, …

    Câu 12: 

    a) Sự co dãn vì nhiệt nếu bị giữ lại có thể gây ra một lực rất lớn. Vì thế mà ở chồ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để hở một khoảng nhỏ, một đầu cầu thép phải đặt trên những con lăn

    b) Băng kép gồm hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì dãn nở vì nhiệt khác nhau nên băng kép bị cong đi. Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc đóng ngắt mạch điện tự động

    Câu 13: Theo tôi, hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ vì khi đun nước, nước trong ấm sẽ bị bay hơi tạo thành hơi nước, sau đó hơi nước trong ấm khi bay ra ngoài thì sẽ gặp phải không khí bên ngoài, mà không khí bên ngoài lạnh hơn hơi nước trong ấm và sau đó sẽ xảy ra hiện tượng ngưng tụ tạo ra các giọt sương nhỏ mà mắt ta nhìn thấy là khói trắng. (Tôi trình bày theo ý hiểu, sai thì thôi bạn nhé)

    Câu 14:

    `34^oC = 93, 2^oF`

    `65^oC = 149^oF`

    `40^oC = 140^oF`

    `690^oC = 1274^oF`

    Bình luận
  2. A. Trắc nghiệm

    Câu 1. Không có hình không làm được

    $Câu 2. D$

    $Câu 3. D$

    $Câu 4. C$

    $Câu 5. B$

    $Câu 6. B$

    $Câu 7. D$

    $Câu 8. A$

    $Câu 9. D$

    $Câu 10. C$

    B. Tự luận

    $Câu 11$

    -Có 3 loại máy cơ đơn giản:

    + Mặt phẳng nghiêng. Vd: tấm ván đặt nghiêng,…

    +Đòn bẩy: xà beng,….

    +Ròng rọc:dùng ròng rọc đưa ống bê tông bị lăn xuống mương lên,….

    $Câu 12$

    a) Sự co dãn vì nhiệt nếu bị giữ lại có thể gây ra một lực rất lớn. Vì thế mà ở chồ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để hở một khoảng nhỏ, một đầu cầu thép phải đặt trên những con lăn

    b) Băng kép gồm hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì dãn nở vì nhiệt khác nhau nên băng kép bị cong đi. Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc đóng ngắt mạch điện tự động

    $câu 13$

    Vì hơi nước trong ấm bay hơi bay ra vòi gặp không khí lạnh liền bị ngưng tụ thành giọt sương nhỏ, ta thấy như khói trắng.

    $Câu 14$

    `340°C = 340 × 1,8 + 32 = 644°F`

    `650°C = 650 × 1,8 + 32 = 1 202°F`

    `400°C = 400 × 1,8 + 32 = 752°F`

    `6900°C = 6900 × 1,8 + 32 = 12 452°F`

     

    Bình luận

Viết một bình luận