Đề: (Viết dàn bài văn nghị luận ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, đủ ý, đạt điểm tối đa, áp dụng cho tất cả các đề văn nghị luận)
Đề: (Viết dàn bài văn nghị luận ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, đủ ý, đạt điểm tối đa, áp dụng cho tất cả các đề văn nghị luận)
1. Mở Bài
Giới thiệu khái quát về văn nghị luận xã hội: Một trong số những đề văn có tính mở chính là các đề văn nghị luận xã hội, theo cấu trúc bài thi, bài văn nghị luận sẽ chiếm đến 3 trên tổng số 10 điểm, tuy nhiên rất khó để đạt được số điểm tối đa. Chính vì vậy, cần thiết phải định hướng cho các bạn học sinh cách để có thể đạt điểm tối đa trong bài viết văn nghị luận xã hội.
2. Thân Bài
· Xác định đúng dạng bài văn nghị luận xã hội
· Đề nghị luận về tư tưởng đạo lý
· Đề nghị luận về hiện tượng xã hội
· Đảm bảo bố cục chặt chẽ của bài văn nghị luận
· Đặt vấn đề
· Giải quyết vấn đề
· Kết thúc vấn đề
· Đảm bảo dẫn chứng trong văn nghị luận xã hội
· Lấy dẫn chứng bám sát vấn đề nghị luận
· Số lượng dẫn chứng phù hợp, lần lượt
· Dẫn chứng mang tính thực tế cao
· Phải có mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
· Nhận xét đánh giá về vấn đề nghị luận
· Rút ra bài học nhận thức và hành động
3. Kết Bài
Tổng kết: Như vậy, các phần đã nêu trên đây là một trong những cách để các bạn học sinh có thể chinh phục số điểm tối đa bài văn nghị luận xã hội. Ngoài ra còn một số yếu tố quan trọng khác như lập dàn ý trước khi viết, đảm bảo chính tả và soát lại bài sau khi viết, tránh những sai sót nhỏ làm mất điểm cả bài.
Nghị luận xã hội:
-Nêu vấn đề cần nghị luận
-Phân tích vấn đề:
+ phân tích mặt lợi , mặt hại của vấn đề
+ chứng minh bằng các dẫn chứng ngoài thức tế hay trong các tác phẩm , trong khoa học…
+ hướng giải quyết ( cách khắc phục)
– Tổng kết lại vấn đề cần nghị luận
Nghị luận văn học:
MB: Giới thiệu tác giả , tác phẩm
Khái quát giá trị nội dung,nghệ thuật ủa tác phẩm
TB:
– thơ : phân tích giá trị nội dung kèm với phân tích giá trị nghệ thuật ( thường phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ song song với nhau trong cùng đoạn văn )
– văn xuôi ( truyện) : phân tích giá trị nội dung trước , nghệ thuật sau ( nội dung, nghệ thuật phân tích thành 2 đoạn văn riệng biệt)
KB: khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
liên hệ vs các tác phẩm khác hoặc vs bản thân
Chúc bạn học tốt 🙂