Để viết được 1 bài văn nghị luận hay , chặt chẽ , logic , ta cần trải qua những bước nào ?

Để viết được 1 bài văn nghị luận hay , chặt chẽ , logic , ta cần trải qua những bước nào ?

0 bình luận về “Để viết được 1 bài văn nghị luận hay , chặt chẽ , logic , ta cần trải qua những bước nào ?”

  1. Bước 1: Tìm hiểu đề bài

    • Dạng đề: Là dạng mệnh lệnh hay dạng vấn đề cần nghị luận.
    • Thao tác: Phân tích các ý chính trong đoạn thơ, bài văn.
    • Vấn đề cần nghị luận
    • Phạm vi dẫn chứng.

    Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý 

    Cần xác định hướng làm bài, xác định các ý chính cần triển khai và đặc các câu hỏi để tìm ý chính cần nghị luận.

    Một vài câu hỏi ví dụ các bạn có thể tham khảo như:

    • Bài thơ, bài văn đó được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng khi sáng tác của tác giả ra sao?
    • Những biện pháp nghệ thuật, liên kết đoạn hay các thành phần biệt lập trong đoạn văn đó.
    • Cần tập trung khai thác sâu, mở rộng phần nội dung nào?

    Bước 3: Viết bài 

    • Chú ý cần diễn đạt mạch lạc, liên kết giữa các câu, từ và đoạn văn logic.
    • Bài làm phải chia rõ thành 3 phần chính là mở bài, thân bài và kết bài. Mỗi luận điểm được viết thành một đoạn văn, các luận điểm được dẫn dắt, liên kết chặt chẽ.
    • Cần chú ý kiểm tra lỗi chính tả và trình bày sạch đẹp.

    Bước 4: Kiểm tra và sửa lỗi 

    • Kiểm tra lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
    • Các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn.

    Ví dụ minh họa 

    Đề bài: Phân tích vai trò là bước ngoặt trong chuyển mạch cảm xúc trong khổ thơ thứ tư trong bài “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 

    “ Thình lình điện đèn tắt, phòng buyn-đinh tối om, vội bật tung cửa sổ, đột ngột vầng trăng tròn”.

    Cách thực hiện như sau:

    1 Tìm hiểu đề: 

    • Dạng đề: mệnh lệnh và vấn đề nghị luận
    • Thao tác nghị luận: Phân tích
    • Vấn đề nghị luận: vai trò là bước ngoặt làm chuyển mạch cảm xúc
    • Phạm vi: khổ thơ thứ 4 trong bài thơ ánh trăng
    • Hình thức: đoạn văn

    2 Lập dàn ý đoạn văn

    Xây dựng câu chủ đề 

    Các ý cần triển khai gồm:

    Sự bất ngờ trong tình huống qua phép đảo ngữ “ thình lình,…”.

    Sự bất ngờ trong cảm xúc của con người qua phép đảo ngữ” đột ngột vầng trăng tròn”.

    = > Một tình huống bất ngờ, sự gặp lại bất ngờ. Nếu không có tính huống này thì sự lãng quên có thể sẽ là mãi mãi…

    = > Liên quan, mở rộng về vai trò, ý nghĩa của một khoảnh khắc trong cuộc sống có tác động lớn đến nhận thức cảm xúc của con người.

    Kết luận: Với những chia sẻ trên thì mình mong rằng sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc phân tích và làm bài văn nghị luận.

    Bình luận
  2. Có 3 bước :

    B1:giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận

    B2:-ý1:giải thích vấn đề nghị luận

    -ý 2:phân tích vấn đề nghị luận

    -ý3:mở rộng vấn đề nghị luận

    B3:khẳng định lại 1 lần nữa vấn đề nghị luận là hoàn toàn đúng đắn

    Bình luận

Viết một bình luận