Địa hình vùng núi nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế và xã hội

Địa hình vùng núi nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế và xã hội

0 bình luận về “Địa hình vùng núi nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế và xã hội”

  1. Trả lời:

    – Các thế mạnh:

    + Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

    + Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

    Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

    + Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

    + Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

    – Các mặt hạn chế:

    Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

    Bình luận
  2. Những thuận lợi

    1. Thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới.

    2. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

    3. Giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.

    4. Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp.

    5. Mang lại khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.

    6. Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.

    7. Sinh vật phong phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loài.

     Những khó khăn:

    1. Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ;

    2. Vấn đề an ninh quốc phòng, chủ quyền biên giới, hải đảo.

    Học tốt nha!!

    Bình luận

Viết một bình luận