Dịch hộ mình bài này ra TA với ạ P/s : Không sử dụng gg dịch nhé vì nó dịch sai ngữ pháp ạ :(, ai có thể dịch đúng ngữ pháp thì ib em để em hậu tạ ! C

By Skylar

Dịch hộ mình bài này ra TA với ạ
P/s : Không sử dụng gg dịch nhé vì nó dịch sai ngữ pháp ạ :(, ai có thể dịch đúng ngữ pháp thì ib em để em hậu tạ !
Chúc mọi người buổi chiều vui vẻ. Em tên…, đến từ lớp 9a6. Hôm nay tôi ở đây để kể cho bạn nghe về …………… Bài thuyết trình của tôi được chia thành 3 ý chính. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về: “Cà Ràng được tạo ra từ khi nào”. Sau đó sẽ là cách làm và cuối cùng là ý nghĩa của nó. Tôi sẽ bắt đầu với một số thông tin chung về Cà Ràng. Cà Ràng có nguồn gốc từ tiếng Khmer, là tên một loại bếp đặc biệt của dân tộc này. Bếp Cà Ràng được làm bằng đất nung với cấu trúc khá đặc biệt, có thành bếp cao hình số 8 để chắn gió, chứa tro, củi. Mục đích là không để tro văng ra và giữ nhiệt tốt hơn. Có người cho rằng Cà Ràng do người Xiêm tạo ra, nhưng thực tế Cà Ràng đã có mặt ở Tây Nam Bộ khoảng 1.500-2.000 năm. Qua các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã kết luận đây là sản phẩm của nền văn hóa Óc Eo. Bếp khá linh hoạt, có thể đặt trên sàn tre hoặc ván gỗ. Dù ngày nay người dân chuyển sang sử dụng nhiều thiết bị hiện đại nhưng những người thợ làng gốm Châu Lăng vẫn cần mẫn làm Cà Ràng… không chỉ để mưu sinh mà còn để lưu giữ nghề truyền thống của cha ông. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói về nguồn gốc lịch sử của nó. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang cách làm ra nó. Đầu tiên, người ta sẽ lấy một loại đất đặc biệt dưới chân núi Cấm và ủ một thời gian để loại bỏ hết sạn. Sau đó, người thợ trộn đất và nước theo đúng tỷ lệ sao cho đất dẻo và dính rồi nặn thành hình. Sau khi làm xong có thể đem phơi 3-4 ngày rồi đốt bằng củi, rơm rạ để tạo màu vàng cam đẹp mắt. Điểm đặc biệt trong cách làm là không sử dụng bàn xoay hay bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà chỉ làm bằng tay với nhiều năm kinh nghiệm. Chúng ta vừa xem qua cách làm Cà Ràng và bây giờ chúng ta sẽ đến với phần cuối cùng là ý nghĩa của Cà Ràng….Ngày nay, để phù hợp với những loại rác thải sẵn có của từng địa phương, hình ảnh Cà Ràng đặt trong góc bếp của mỗi gia đình ở ĐBSCL ngày nay đã dần được thay thế. có bếp ga, bếp điện, … tiện lợi và hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người dân vùng sông nước vẫn sử dụng Cà Ràng vì có thể đốt thoải mái mà không lo lửa bén vào gỗ. Ngoài ra, nó có thể dễ dàng di chuyển, khi mọi người ngồi ăn ở bất cứ đâu trên ghe thì bếp có thể đặt ngay bên cạnh … Cà Ràng rất tiện sử dụng với những người dân sống trên sông nước và nó cũng là dấu ấn của cuộc sống khai hoang của cha ông ta từ hơn ba trăm năm trước. Đó là phần cuối của bài thuyết trình của tôi. Cảm ơn tất cả các bạn đã lắng nghe, rất vui khi có mặt ở đây hôm nay




Viết một bình luận