Diễn tả, nêu cảm nhận về cái nhìn của ông Sáu với bác Ba trong văn bản Chiếc Lược Ngà

Diễn tả, nêu cảm nhận về cái nhìn của ông Sáu với bác Ba trong văn bản Chiếc Lược Ngà

0 bình luận về “Diễn tả, nêu cảm nhận về cái nhìn của ông Sáu với bác Ba trong văn bản Chiếc Lược Ngà”

  1. Có những câu chuyện đọc ngàn lần không thể nhớ, lại có những câu chuyện đọc một lần mà không thể quên. “Chiếc lược ngà” là một tác phẩm như thế để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Và góp phần tạo nên sự xuất sắc cho truyện ngắn chính là hình tượng người cha- ông Sáu.

    Ông Sáu vốn là một người nông dân Nam Bộ tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, để lại vợ và con thơ, tức bé Thu. Sau bao năm ròng rã, có đợt được nghỉ ba ngày, ông quay trở về thăm gia đình. Chính vào khoảng thời gian này, một câu chuyện éo le và cảm động đã diễn ra. Từ đó làm sáng lên tình yêu và phẩm chất của ông Sáu.

    Nổi bật hơn hết ở ông Sáu chính là tình cảm của một người cha dành cho đứa con gái bé bỏng của mình. Suốt mấy năm ròng rã chỉ được nhìn mặt con qua tấm ảnh vợ mang đến nên trên đường trở về “cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh”. Vừa thấy một bé gái trạc con mình, anh không thể chờ xuồng cập bến nữa mà “nhún chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra xa”, “bước vội những bước dài”, “kêu to”. Một loạt các hành động dồn dập gấp gấp thể hiện niềm mong mỏi, nỗi nhớ nhung được gặp con. Ông Sáu còn tưởng tượng ra cảnh được ôm con, được tuôn ra tình cảm nồng nhiệt nhất cho con. Hành động dang tay cùng với câu nói “Ba đây con” là tất cả sự chờ đợi, hồi hộp của người cha. Nhưng trái với sự kì vọng, bé Thu phản ứng hoàn toàn ngược lại khiến mặt anh “sầm lại”, hai tay buông thõng như bị gãy thể hiện mọi sự bất lực và hụt hẫng của ông Sáu. Trong ba ngày ngắn ngủi, bé Thu không nhận mặt cha còn ông Sáu thì chỉ khao khát được nghe một tiếng gọi ba của con bé. Anh đã làm đủ mọi cách nhưng chỉ càng khiến con bé đẩy anh ra xa nên nhiều lúc anh chỉ cười vì “khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh chỉ cười vậy thôi”. Khi anh lỡ đánh con, đó không phải vì anh không yêu con mà trái lại vì anh quá thương con nhưng bất lực không có cách nào để con nhận mình. Cho đến ngày chia tay, ông Sáu được sống trong giờ phút làm cha ngắn ngủi khi bé Thu đã chịu gọi một tiếng ba “Ba, không cho ba đi nữa. Ba ở nhà với con”. Anh trao cho con muôn vàn nụ hôn, thể hiện tình yêu dồn dập bấy lâu nay bị khước từ. Giây phút tuy ngắn ngủi nhưng hạnh phúc vô bờ. Khi trở về chiến khu, giữ đúng lời hứa, anh đã tự tay tìm gỗ, ngày đêm miệt mài tỉ mẩn từng chiếc tay để hoàn thành cây lược ngà. Nhưng chưa kịp trao cho đứa con gái, anh đã bị trúng đạn của giặc. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, người cha ấy vẫn nghĩ đến con của mình, lấy cây lược trong túi ra trao lại cho người bạn. Chiếc lược ấy là kết tinh của tất cả tình yêu mà ông Sáu dành cho bé Thu. Tình yêu ấy sâu hơn biển, cao hơn núi, thiêng liêng và bất diệt không một bom đạn nào có thể phá hủy.

    Bình luận

Viết một bình luận