Điều 138 trong bộ luật hình sự

By Kinsley

Điều 138 trong bộ luật hình sự

0 bình luận về “Điều 138 trong bộ luật hình sự”

  1. Điều 138 Bộ luật Hình sự
    Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tôi Trộm cắp tài sản
    Về quy định của Điều luật
    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng (2 triệu) đến dưới năm mươi triệu đồng (dưới 50 triệu) hoặc dưới hai triệu đồng (dưới 2 triệu) nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm (3 năm) hoặc phạt tù từ sáu (6) tháng đến ba (3) năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai (2) năm đến bảy (7) năm:
    a) Có tổ chức;
    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;
    c)  Tái phạm nguy hiểm;
    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    đ) Hành hung để tẩu thoát;
    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy (7) năm đến mười lăm (15) năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai (12) năm đến hai mươi (20) năm hoặc tù chung thân:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm (5) triệu đồng đến năm mươi (50) triệu đồng.
    Về dấu hiệu pháp lý:
    Đây là tội xâm phạm quyền quyền sở hữu hợp pháp về tài sản, là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đã có chủ. Dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:
    Dấu hiệu lén lút: Người phạm tội thực hiện hành vi lén lút, che dấu chủ tài sản, che dấu hành vi đang thực hiện có thể che dấu toàn bộ việc phạm tội hoặc chỉ che dấu tính chất phi pháp của hành vi.
    Dấu hiệu chiếm đoạt tài sản đã có chủ: Đây phải là tài sản đã có chủ, người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản như: Nếu là vật nhỏ, gọn có thể đã cất dấu được ở trong người…hoặc là hành vi di chuyển tài sản ra khỏi khu vực quản lý ban đầu…
    Dấu hiệu về giá trị tài sản: Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì tài sản trộm cắp phải có giá trị là 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng phải thỏa mãn một số điều kiện của Điều luật.

    Trả lời
  2. Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

    Trả lời

Viết một bình luận