Định nghĩa của ‘thực dân’, ‘đế quốc’ và ‘phát xít’ là gì ?
0 bình luận về “Định nghĩa của ‘thực dân’, ‘đế quốc’ và ‘phát xít’ là gì ?”
– Thực dân(chủ nghĩa): Là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của 1 nước lên 1 nước khác thông qua hình thức bạo lực. Mẫu quốc có thể tuyên bố chủ quyền và bổ nhiệm toàn quyền cai trị đối với các lãnh thổ này.
Có thể hiểu đơn giản là một nước lớn, có nền kinh tế, quân sự mạnh sẽ đem quân đi xâm chiếm các nước bé hơn rồi xây dựng hệ thống thuộc địa riêng của mình ở chính các nơi này. Tại đó, các chính sách thực dân sẽ đem lại cho mẫu quốc nhiều lợi ích như: Đầu ra cho nhiều sản phẩm trong nước, nguồn thu các nguyên liệu, sản phẩm thô khổng lồ.
– Phát xít ( chủ nghĩa): từ ” phát xít” bắt nguồn từ chữ fascico có nghĩa là “bó” hay “nhóm” vũ trang chiến đấu. Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động , hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người , khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược, tiêu diệt các nước khác để xác lập địa vị thống trị tối cao của chúng. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện trước hết ở Italia từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất , sau đó bọn phát xít nắm chính quyền ở Italia , Đức. . .và bị đánh bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày nay, ở phương Tây một số người vẫn mưu toan khôi phục chủ nghĩa phát xít dưới hình thức mới.
– Đế quốcthông thường là chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia.Chủ nghĩa đế quốclà chính sách mà qua đó, các quốc gia hùng mạnh hơn mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hay ảnh hưởng của mình đối với các nước bé hơn. Trên thực tế, hình thức này đã xuất hiện từ thời cổ đại, trong các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến… (như La Mã hay Nguyên Mông). Tuy nhiên, nó phát triển mạnh mẽ nhất trong thời đại tư bản ở châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ 15 khi nhiều quốc gia lũ lượt đi xâm chiếm thuộc địa.
Chủ nghĩa thực dân làchính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác .
Đế quốc thông thường chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia.
Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào chính trị cực hữu đặc trưng bởi sức mạnh độc tài, cưỡng chế, đàn áp đối lập, và sự đoàn kết mạnh mẽ giữa xã hội và kinh tế, nổi bật nhất là ở châu Âu vào đầu thế kỷ 20.
– Thực dân (chủ nghĩa): Là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của 1 nước lên 1 nước khác thông qua hình thức bạo lực. Mẫu quốc có thể tuyên bố chủ quyền và bổ nhiệm toàn quyền cai trị đối với các lãnh thổ này.
Có thể hiểu đơn giản là một nước lớn, có nền kinh tế, quân sự mạnh sẽ đem quân đi xâm chiếm các nước bé hơn rồi xây dựng hệ thống thuộc địa riêng của mình ở chính các nơi này. Tại đó, các chính sách thực dân sẽ đem lại cho mẫu quốc nhiều lợi ích như: Đầu ra cho nhiều sản phẩm trong nước, nguồn thu các nguyên liệu, sản phẩm thô khổng lồ.
– Phát xít ( chủ nghĩa): từ ” phát xít” bắt nguồn từ chữ fascico có nghĩa là “bó” hay “nhóm” vũ trang chiến đấu. Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động , hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người , khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược, tiêu diệt các nước khác để xác lập địa vị thống trị tối cao của chúng.
Chủ nghĩa phát xít xuất hiện trước hết ở Italia từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất , sau đó bọn phát xít nắm chính quyền ở Italia , Đức. . .và bị đánh bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày nay, ở phương Tây một số người vẫn mưu toan khôi phục chủ nghĩa phát xít dưới hình thức mới.
– Đế quốc thông thường là chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia. Chủ nghĩa đế quốc là chính sách mà qua đó, các quốc gia hùng mạnh hơn mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hay ảnh hưởng của mình đối với các nước bé hơn. Trên thực tế, hình thức này đã xuất hiện từ thời cổ đại, trong các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến… (như La Mã hay Nguyên Mông). Tuy nhiên, nó phát triển mạnh mẽ nhất trong thời đại tư bản ở châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ 15 khi nhiều quốc gia lũ lượt đi xâm chiếm thuộc địa.
Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác .
Đế quốc thông thường chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia.
Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào chính trị cực hữu đặc trưng bởi sức mạnh độc tài, cưỡng chế, đàn áp đối lập, và sự đoàn kết mạnh mẽ giữa xã hội và kinh tế, nổi bật nhất là ở châu Âu vào đầu thế kỷ 20.