đô thị hóa ở việt nam? thực trạng sử dụng, bảo vệ tài nguyên rừng ở vn?

đô thị hóa ở việt nam?
thực trạng sử dụng, bảo vệ tài nguyên rừng ở vn?

0 bình luận về “đô thị hóa ở việt nam? thực trạng sử dụng, bảo vệ tài nguyên rừng ở vn?”

  1. @Zun

    Đô thị hoá ở VN?

    -Tính đến hết năm 2018, Việt Nam đã có 819 đô thị

    – ⇒ Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 38,4%

    – Năm 2019, ước tính dân số khu vực thành thị ở nước ta là 33.059.735 người

    ⇒ Chiếm 34,4% dân số của cả nước

    Thực trạng sử dụng, bảo vệ tài nguyên rừng ở vn?

    -Khai thác quá mức của con người

    – Thiên tai cháy rừng 

    ⇒ Thiên nhiên VN đã bị suy giảm

    Bình luận
  2. Những năm qua mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song công tác quản lý bảo vệ rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, được cộng đồng xã hội quan tâm sâu sắc hơn; chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Cùng với đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã có tác động tích cực trong việc tăng giá gỗ rừng trồng; tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng để thay thế gỗ rừng tự nhiên. Cơ chế, chính sách từng bước được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, thu hút các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

    Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84% năm 2015 lên 41,89% năm 2019, ước năm 2020 đạt khoảng 42%, đạt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đến cuối năm 2019, tổng diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững toàn quốc đạt 269,1 nghìn ha trên địa bàn 24 tỉnh (trong đó, diện tích được cấp chứng chỉ rừng theo Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam là 10 nghìn ha). Diện tích được cấp mới chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong năm 2019 là gần 43 nghìn ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 2,0 triệu m3.
    Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đã giảm rõ rệt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, diện tích rừng trồng tập trung của cả nước ước tính đạt 273,6 nghìn ha; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 81,1 triệu cây; sản lượng củi khai thác đạt 19,5 triệu ste; sản lượng gỗ khai thác đạt 16,1 triệu m3. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng cao: Quảng Ngãi tăng 28,7%; Nghệ An tăng 14,9%; Quảng Nam tăng 14,1%; Quảng Trị tăng 10,1%; Hòa Bình tăng 8,5%.

    6 tháng đầu năm 2020, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 106,3 nghìn ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 44,5 triệu cây; sản lượng gỗ khai thác đạt 7.526 nghìn m3; sản lượng củi khai thác đạt 9,85 triệu ste.

    Song song với việc xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đạt tiêu chuẩn, ngành Lâm nghiệp và các địa phương cũng từng bước tập trung phát triển cây lâm nghiệp bền vững. Nhiều giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được chọn và đưa vào phát triển trong sản xuất. Nhiều tiến bộ kỹ thuật về thâm canh rừng, quản lý rừng bền vững, quy trình công nghệ, thiết bị, nguyên liệu phụ trợ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ đã chuyển giao vào sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực. Năm 2019, công tác khoán bảo vệ rừng cả nước đã đạt hơn 6 triệu ha. Việc trồng rừng tại các địa phương đã có quy hoạch, tạo sự liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và người trồng rừng. Trong năm 2019, các địa phương đã sản xuất được hơn 600 triệu cây giống, trong đó cây gieo ươm từ hạt là 500 triệu cây (gồm: Cây keo tai tượng, thông mã vĩ, hồi, lát hoa, quế, mỡ, lim xanh, bồ đề, sa mộc). Công tác kiểm soát chất lượng giống cây trồng rừng đã đạt 85%…

    Kết quả thực hiện Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020, ngành lâm nghiệp đã nghiên cứu và công nhận được 277 giống cây lâm nghiệp, 61 tiêu chuẩn và 11 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực phát triển rừng. Điều này đã đưa năng suất rừng trồng đạt năng suất bình quân 20m3/ha/năm, nhiều nơi đạt 40m3/ ha/năm. Ngành cũng đã công nhận 163 tiêu chuẩn và 15 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến lâm sản đã ứng dụng vào sản xuất, mang lại kết quả, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành lâm nghiệp.

    Hiện ngành lâm nghiệp cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ cao, công nghệ viễn thám trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cho 39 tỉnh, thành phố; điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc và đã xây dựng hệ thống bản đồ, bộ số liệu gắn với bản đồ kiểm kê rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; dự báo, cảnh báo lửa rừng, sâu bệnh hại rừng; nghiên cứu hiệu quả gắn với từng khâu sản xuất, chế biến, từng sản phẩm, dịch vụ môi trường rừng… Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước, với trị giá xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng từ 6,79 tỷ USD năm 2015 lên 10,64 tỷ USD năm 2019. Lâm sản Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ với các thị trường xuất khẩu chính gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu lâm sản. Việt Nam hiện đứng thứ năm thế giới, đứng thứ hai châu Á, thứ nhất Đông – Nam Á về xuất khẩu lâm sản. Đến nay, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đã đáp ứng được hơn 70% nhu cầu cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

    Bên cạnh đó, để có nguồn nguyên liệu bảo đảm cho xuất khẩu, ngành lâm nghiệp đang tập trung xây dựng và đi vào sản xuất các vùng nguyên liệu gỗ và lâm sản theo quy hoạch, bảo đảm chứng chỉ rừng quốc gia. Nhiều mô hình phát triển kinh tế hợp tác và liên doanh, liên kết trong sản xuất lâm nghiệp đã được các địa phương phát triển. Điển hình như, mô hình liên kết giữa công ty tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ (Tập đoàn IKEA) với công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ (công ty chế biến gỗ); liên kết giữa NAFOCO với các hộ trồng rừng Yên Bái; liên kết giữa Công ty Woodsland với các hộ trồng rừng Tuyên Quang; liên kết giữa Công ty Scansia Pacific với các hộ trồng rừng Quảng Trị; liên doanh, liên kết giữa công ty chế biến gỗ và người dân tại các tỉnh Quảng Nam; Quảng Ninh,… Hiện nay, tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã thành lập Hiệp hội chủ rừng có chứng chỉ rừng, đây là các mô hình đầu tiên của cả nước, đang phát huy hiệu quả trong việc trồng, quản lý rừng theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp gỗ có chứng chỉ rừng, tăng lợi nhuận cho người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến.

    *Phần trên là thực trạng sử dụng, bảo vệ tài nguyên rừng ở VN

    Còn đây là đô thị hóa ở việt nam:

    Đặc điểm của đô thị hóa ở Việt Nam

    Nếu dân số có sự phát triển mạnh mẽ, liên tục và thường tập trung ở các thành phố lớn thì đây chính là đặc điểm của đô thị hóa. Cụ thể hơn:

    Số dân đô thị không ngừng gia tăng

    Từ lúc xuất hiện đô thị, số dân thành thị ngày càng gia tăng. Đầu thế kỉ 19, số người dân thành thị của tất cả các quốc gia, trên thế giới chỉ khoảng 30 triệu, chiếm gần 3% tổng số dân toàn cầu.

    Đến thế kỉ 20, đã tăng lên khoảng 25 triệu, tương đương gần 14%  tổng số dân trên thế giới. Cụ thể hơn, vào năm 1950 con số này đã tăng lên gấp 3 lần và chiếm khoảng 29%.

    Tiếp tục, bước sang thế kỉ 21, dự đoán số dân thành thị khoảng 2,8 triệu, đạt gần 47% dân số thế giới.

    Dân cư tập trung vào những thành phố lớn

    Trong 50 năm đầu của thế kỉ 20, những thành phố có từ 10 vạn dân, đều có dân số tăng từ 350 đến 960 triệu, tương đương 5,5% đến 16% dân cư thế giới. Người ta dự đoán, vào những năm đầu của thế kỉ tiếp theo, có khoảng 45% dân thành thị sống trong các thành phố triệu dân.

    Lãnh thổ đô thị không ngừng mở rộng

    Hiện nay, lãnh thổ của những đô thị ngày càng tăng, vượt trội hơn hẳn dân số. Trên thế giới, các thành phố có diện tích gần 3 triệu km2, khoảng 2% lục địa.

    Tại khu vực Hoa Kỳ và châu Âu, các thành phố chiếm khoảng 5% toàn lãnh thổ. Riêng nước Anh, vào đầu thế kỉ tiếp theo mới tăng đến 5% là thành phố. Hiện nay, đã tăng thêm 6% và dự đoán cuối thế kỉ này, sẽ tăng thêm 14%.

    Chất lượng cuộc sống được tăng cao

    Nhờ quá trình đô thị hóa ngày càng tăng cao, nên lối sống của người dân cũng được cải thiện từng ngày. Cụ thể, lối sống của dân cư ở nông thôn, về một vài mặt tương đối giống với những dân cư thành thị.

    ác động của quá trình đô thị hóa

    Trong quá trình đô thị hóa, sẽ tác động trực tiếp đến một số vấn đề kinh tế của đất nước, cũng như hệ sinh thái hoặc những vấn đề về môi trường. Dưới đây là những tác động tích cực, tiêu cực đã được các chuyên gia tổng hợp.

    Tác động tích cực

    Có sức hút đầu tư mạnh mẽ, nhờ được cải tiến liên tục về cơ sở hạ tầng.

    Tạo được công ăn việc làm cho người dân. Hơn thế nữa, có thể tăng thu nhập cho người lao động.

    Chủ yếu là những lao động có chuyên môn, chất lượng cao.

    Tạo nên thị trường tiêu thụ lớn và đa dạng, phong phú.

    Ảnh hưởng tiêu cực

    Có sự phân chia tầng lớp, giàu nghèo rõ rệt. Dẫn đến tình trạng trộm cắp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao.

    Gây tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề.

    Lời kết về đô thị hóa thời công nghệ 4.0

    Trong bối cảnh các khu đô thị đang đau đầu với các trở ngại đó, Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa tại Việt Nam ủng hộ việc áp dụng các phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với công tác quy hoạch và phát triển để có thể giải quyết chính xác các nhu cầu của thị trường.

    Chúng ta cần giải quyết dần những vấn đề dịch vụ cơ bản cho người nhập cư, và tạo cơ chế để lien kết hệ thống thanh toán tài chính cho những người nhập cư từ nông thôn vào đô thị, để có thể đạt được mục tiêu đô thị hóa vì con người.”

    Xem thêm các dự án Đất Nền Bình Dương hot nhất hiện nay

    Các tỉnh thành có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất nước ta

    Một trong các tỉnh thành có tốc độ đo thị hóa nhanh nhất Việt Nam hiện nay có thể kể đến như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu..Với nhiều dự án đất nền, tòa nhà cao ốc, chung cư bật nhất được thi công xây dựng. Cơ sở hạ tầng cũng có những bước tiến thay đổi mạnh mẽ.

    Vậy bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đô thị hóa, cụ thể đô thị hóa là gì, có những đặc điểm nào,…Hy vọng bạn đã có những thông tin bổ ích!

    Bình luận

Viết một bình luận