Đọc bài thơ”Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ” xong.Bài thơ khơi gợi cho em t/cảm j ? Hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về t/cảm đó? (Viết ng

Đọc bài thơ”Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ” xong.Bài thơ khơi gợi cho em t/cảm j ?
Hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về t/cảm đó? (Viết ngắn và hay nha,ko chép mạng càng tốt)

0 bình luận về “Đọc bài thơ”Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ” xong.Bài thơ khơi gợi cho em t/cảm j ? Hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về t/cảm đó? (Viết ng”

  1.                                                   Bài làm:

    Nhắc đến các nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, chúng ta không thể không nhắc tới Lý Bạch, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Thơ của ông lãng mạn, bay bổng và phóng khoáng, khiến cho người đọc như chìm đắm trong những vần thơ. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ta bắt gặp một đêm trăng đẹp cùng với nỗi nhớ cố hương tha thiết của tác giả, bài thơ như tiếng lòng nhẹ nhàng mà sâu lắng.

    Cảm hứng của bài thơ là vào một đêm trăng nơi đất khách quê người, tác giả với nỗi nhớ quê hương da diết đã khiến cho cảm xúc ùa về miên man theo ánh trăng, sự thao thức, trằn trọc khi nhìn ánh trăng qua khung cửa.

    “Đầu giường ánh trăng soi

    Ngỡ mặt đất phủ sương”

    Hai câu thơ có sự đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng, hình ảnh ánh trăng rọi vào đầu giường qua khung cửa sổ là thật, còn ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả liên tưởng mặt đất phủ sương. Hai câu thơ đã vẽ nên một bức tranh cảnh đêm trăng thanh tĩnh nhẹ nhàng, êm ả, không gian vừa tĩnh lặng lại vừa lãng mạn, thơ mộng. Có lẽ vì đêm trăng quá đẹp, quá ấn tượng lại thêm không gian thanh tịnh, khiến cho tác giả suy tư, trằn trọc không thể ngủ từ đó cảm xúc trong tâm hồn của Lý Bạch bỗng trào dâng và dàn trải ra như chính ánh trăng sáng kia đang bao phủ mặt đất. Sau khi miêu tả ánh trăng và buổi đêm thanh tịnh, tác giả đã bộc lộ cảm xúc của mình, và ở hai câu thơ cuối, những suy tư của tác giả tự bung ra da diết và bâng khuâng:

    “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

    Cúi đầu nhớ cố hương”

    Có thể thấy rõ sự tương phản đối lập trong ý tứ của hai câu thơ này, và đó là phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật, mang ý nghĩa sâu sắc: ngẩng đầu – cúi đầu, nhìn – nhớ, trăng sáng – cố hương. Trong hai câu thơ này, ánh trăng không đơn thuần là cái đẹp mà nó chính là chất xúc tác làm cho nỗi nhớ của thi sĩ được đà tuôn trào ra một cách mãnh liệt. Khi ngẩng đầu nhìn trăng sáng thì vui vẻ, hào hứng, nhưng khi cúi đầu thì lại nhớ cố hương da diết, khôn nguôi. Từ “cố hương” không chỉ nói về quê hương của nhà thơ mà còn gợi lên những dòng cảm xúc nghẹn ngào về những điều xưa cũ, những con người cũ và mảnh đất cũ. Nơi cố hương ấy đã bao năm nhà thơ chưa được trở lại, bỗng nhiên nhớ về khiến cho nỗi lòng của Lý Bạch không khỏi xót xa. Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ tuy nhẹ nhàng, miên man nhưng vẫn đầy da diết và day dứt khôn nguôi.

    Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ mộc mạc gần gũi cùng cảm xúc chân thành, bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lý Bạch đã khiến cho người đọc rung động trước những cảm xúc tinh tế. Bài thơ vừa là một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp và thơ mộng, lại vừa khơi gợi nên nỗi nhớ quê hương của tác giả đã giấu kín bao lâu nay nơi đất khách quê người.

    Đây nha

    Bình luận

Viết một bình luận