Đọc đoạn thơ sau:
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.
Đoạn thơ trên đem lại cho em cảm nhận gì về hình ảnh cây dừa ?
Dừa là hình ảnh của sự vững chãi.Dừa đúng ở nơi nhiều gió n hững vẫn đứng hiên ngang.Lá dừa vẫn xanh mặc dù ở khu vực nhiệt đới.Rễ dừa bám chặt vào lòng đất như dân làng bám chặt quê hương.Dừa thực sự như một chiến binh:Cao lớn,vững chãi và thuuyr chung.Hình ảnh cây dừa hiện lên trong em rất cao cả,to lớn nhưng lại hiền hoà,bình thản.
” Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương. “
Quê hương – hai tiếng gọi thiêng liêng đã đi vào lòng người, đó là nơi mà chúng ta khôn lớn thành người. Qua khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh để nhân hóa cây dừa, lá và so sánh rễ cây như dân làng miền Nam. Qua câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu. Phẩm chất vô cùng trong sáng, thuỷ chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống của người dân miền Nam là một trong những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý với quê hương đất nước mà ai cũng phải có. Hai câu thơ cuối của khổ thơ đã nó lên phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương miền Nam của người dân đã kiên cường đấu trả, bảo về miền quê tổ quốc, giữ cho những thế hệ sau biết bao điều thú vị. Con người miền Nam kiên cường, dũng cảm mà trong sáng, dịu dàng đã có ý chí đấu tranh, đã giúp một phần lớn nhỏ trong việc bảo vệ đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta để cho những thế hệ sau mãi có những tuổi thơ tươi đẹp, không phải chịu cảnh đói khát, dày vò dưới tay giặc xâm lược. Em thấy rằng, có những con người như vậy cho đất nước, biết đùm bọc, đấu tranh, bảo vệ lẫn nhau thì đất nước mình sẽ luôn tươi đẹp, sẵn sàng chiến đấu vì mọi người và tổ quốc Việt Nam.
`Envimiist`