đọc đoạn trích ” Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cho biết: +) nội dung của đoạn trích đó là gì ? +) các câu nói dưới đây là của nhân vật nào ?

đọc đoạn trích ” Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cho biết:
+) nội dung của đoạn trích đó là gì ?
+) các câu nói dưới đây là của nhân vật nào ?
cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? vì sao?
– ” bớ đảng hung đồ ….. hại dân”
– ”thằng nào dám tới …. bịt bùng”
– ”ai than khóc ở trong xe này”
– ”tôi thiệt người ngay…. tôi cùng”
– ” ta đã trừ dòng lâu la…. ai thầy nói ra”
– ”tôi kiều nguyệt nga… làm chi cho phỉ tấm lòng cùng người”
– ” làm ơn há dễ trông người trả ơn…. làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
+) em hãy nêu suy nghĩ của em về câu nói của Lục Vân Tiên( viết đoạn văn nha)
”nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
( câu hỏi của mk dài nên có lẽ 60đ vẫn k đủ công của các bạn, nhưng mk mong các bạn giúp mk nha, mk cảm ơn rất nhiều ạ)

0 bình luận về “đọc đoạn trích ” Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cho biết: +) nội dung của đoạn trích đó là gì ? +) các câu nói dưới đây là của nhân vật nào ?”

  1. `***` Nội dung chính : Bằng việc khắc họa chân thật rõ nét tính cách, hành động của nhân vật, đặc biệt là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, truyện muốn răn dạy chúng ta đạo lí làm người, đồng thời nêu lên khát vọng hành đạo trượng nghĩa của tác giả.

    `***` Các câu nói của :

    -” bớ đảng hung đồ ….. hại dân” ->  LVT

    – ”thằng nào dám tới …. bịt bùng”-> Phong Lai

    – ”ai than khóc ở trong xe này”->  LVT

    – ”tôi thiệt người ngay…. tôi cùng”-> KNN

    – ” ta đã trừ dòng lâu la…. ai thầy nói ra”-> LVT

    – ”tôi kiều nguyệt nga… làm chi cho phỉ tấm lòng cùng người”-> KNN

    – ” làm ơn há dễ trông người trả ơn…. làm người thế ấy cũng phi anh hùng”-> LVT

    `->` Những câu nói trên sử dụng cách dẫn trực tiếp. Vì lời nói của các nhân vật ( PHong Lai, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga) được trích dẫn nguyên văn và đều được đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.

    `***`

       Đọc đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chắc hẳn người đọc rất ấn tượng với câu nói của anh hùng Lục Vân Tiên : 

            ”Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”

    Sau khi cứu Nguyệt Nga, tâm sự hỏi han nàng, chàng đã nói với nàng thế ấy.Cười cười nhưng giọng nói lại vô cùng đĩnh đạc, nghe giống như một vấn đề đã được thấm nhuần, và suy nghĩ sâu sắc. “Kiến nghĩa bất vi” tức là thấy việc nghĩa mà không làm, “phi anh hùng” nghĩa là không phải anh hùng. Có thể hiểu câu nói này là : Thấy việc nghĩa mà không làm thì không đáng mặt anh hùng. Phủ định một nghĩa phủ định chính là khẳng định. Bởi, người xưa vốn trọng tài khinh tiền, cái danh dự phẩm chất luôn đặt lên hàng đầu. Thế mà làm anh hùng, có thể trơ trơ mặt đứng nhìn cảnh nước loạn, dân tan, đầu tang trẻ khóc được hay sao? Còn đâu hai chữ “nhân nghĩa”? Hành động ấy không chỉ dừng lại ở thói vô cảm mà còn đáng bị chê trách và trừng phạt ( theo quan niệm người xưa). Vì vậy, Lục Vân Tiên đúc ra một triết lí sống rất hay và sâu sắc, đã là anh hùng thì phải cứu người hoạn nạn, hành hiệp trượng nghĩa. Cũng giống như:

    “Làm trai cho đáng nên trai,

    Phú Xuân đã trải. Đồng Nai cũng từng”.

    Vì mang trên mình cái danh anh hùng thì phải làm sao cho xứng với hai chữ ấy. Đã là anh hùng thì phải bênh vực kẻ yếu, phải có một tinh thần sống cao cả, sẵn sàng đứng ra bảo vệ lẽ phải, căm thù cái áp bức bất công. Vì vậy, chàng Lục Vân Tiên đã “bẻ cây làm gậy nhắm làng xông vô”, đánh tan lũ cướp! Đấy mới đúng là hành động của một anh hùng! Làm anh hùng hãy biết hòa mình vào đời sống của nhân dân, cùng họ chịu khổ chịu cực mà giúp đỡ họ. Qua đó, có thể tác giả muốn khuyên răn chúng ta : làm người phải biết bảo vệ lẽ phải, đứng lên bảo vệ lẽ phải.

    Bình luận

Viết một bình luận