Đọc đoạn trích: Những đêm hè, Khi ve ve Đã ngủ! Tôi lãng nghe, Trên đường Trần Phú Tiếng chối tre, Xao xác Hàng me Tiếng chối tre, Đêm hè Quét rác. Nh

Đọc đoạn trích:
Những đêm hè,
Khi ve ve
Đã ngủ!
Tôi lãng nghe,
Trên đường
Trần Phú
Tiếng chối tre,
Xao xác
Hàng me
Tiếng chối tre,
Đêm hè
Quét rác.
Những đêm đông
Khi cơn gióng
Vừa tất
Tôi đứng trông
Trên đường
Lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác.
(Trich Tiếng chối tre, Tổ Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1981)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thế thơ nào?
Câu 2. Thời gian, không gian chị lao công xuất hiện trong đoạn trich là gi?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ đưoc sử dụng trong đoạn thơ:
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác.
Câu 4. Bài học sâu sắc nhất đối với anh/chị khi đọc đoạn trich trên là gì? Vì sao?

0 bình luận về “Đọc đoạn trích: Những đêm hè, Khi ve ve Đã ngủ! Tôi lãng nghe, Trên đường Trần Phú Tiếng chối tre, Xao xác Hàng me Tiếng chối tre, Đêm hè Quét rác. Nh”

  1. Câu 1 tự do

    Câu 2: thời gian đêm hè, đêm đông, 

    không gian: đường Trần Phú, trên đường phố

    Câu 3: So sánh  chị lao công với sắt, với đồng

    tác dụng: gợi hình dung sinh động, cụ thể về hình ảnh người lao công với sự khỏe mạnh, sự kiên cường, bền gan, bền chí trong công việc lao động vất vả. Bộc lộ niềm trân trọng của tác giả với những nhọc nhằn của chị.

    Điệp từ: chị lao công

    Tác dụng: nhấn mạnh công việc vất vả, khẳng định, ngợi ca nghề nghiệp cao quý của người lao động

    Câu 4: 

    Bài học với em là sự trân quý dành cho mọi ngành nghề. Vì chỉ khi ta lao động bằng chính sức lực của mình thì ta mới hiểu rằng mọi thứ đều đáng ngợi ca, trân trọng. Không có một ngành nghề nào không nhọc nhằn nhưng xin hãy yêu thương, cảm thông cho những vất vả của người lao động ngày ngày làm đẹp cuộc sống của ta. Đừng coi thường bất kì công việc nào và đứng trên để phán xét, để chê bai một ai đó bạn nhé! 

    tác dụng: 

    Bình luận

Viết một bình luận