Đọc đoạn trích: Những ngày qua, đau đáu hướng về miền Trung với nỗi đau quặn lòng, mỗi người chúng ta cũng thấy lan tỏa, nhân lên gấp bội sự sẻ chia,

Đọc đoạn trích:
Những ngày qua, đau đáu hướng về miền Trung với nỗi đau quặn lòng, mỗi người chúng ta cũng thấy lan tỏa, nhân lên gấp bội sự sẻ chia, “tương thân tương ái”, “lá lành đúm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”… vốn là đạo lý ngàn đời nay của cả dân tộc Việt, của mỗi con dân mang trong mình dòng máu “con Lạc, cháu Hồng” dù ở bất cứ phương trời nào, trong nước hay nước ngoài. Đâu đâu trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức ở Trung ương và địa phương những ngày này đều thấy phát động, tiến hành quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ.
Đặc biệt, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, lúc khó khăn lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi người dân, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mình đều đồng lòng hướng về miền Trung thân yêu, có những nghĩa cử, việc làm thiết thực để giúp đỡ, đồng bào bị mất mát, thiệt hại.
Không khỏi xúc động trước việc hàng nghìn người dân thuộc nhiều tầng, nhiều giới đã gác công việc, gia đình sang một bên để quyên góp, vượt đường sá xa xôi có trường hợp tới hàng nghìn km để mang lương thực, thực phẩm, áo phao, quần áo, thuốc men tới tận những nơi cô lập, ngập sâu nhiều ngày trong mưa lũ. Ai cũng cảm thấy ấm lòng trước việc người dân thức trắng đêm nấu cơm, làm bánh chưng… để đưa tới tận nơi những đồng bào mà nhà cửa, ruộng vườn bị ngập trắng.
Tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là đối với những hộ dân bị mất nhà cửa, những hộ ở vùng ngập sâu chia cắt dài ngày; tuyệt đối không để người dân thiếu đói, thiếu nước uống, không có chỗ ở… đã trở thành mệnh lệnh của không chỉ hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương mà thực sự đã là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi người dân chúng ta lúc này. Càng khó khăn, càng hoạn nạn thì tình nghĩa đồng bào càng được nhân lên, lan tỏa. Đạo lý làm nên khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc từ bao đời ấy lại thấy rất rõ trong đợt thiên tai, mưa lũ lịch sử ở miền Trung này.
(Ấm áp lan tỏa tình nghĩa đồng bào trong lũ dữ – Báo an ninh Thủ Đô)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2.Dựa vào đoạn trích,cho biết những hành động,việc làm của nhân dân thể hiện truyền thống “Tương thân tương ái” đối với “Khúc ruột miền Trung” đang oằn mình chống bão ?
Câu 3.Anh/chị, hiểu như thế nào về cụm từ “mệnh lệnh từ trái tim”?
Câu 4.Theo tác giả,Truyền thống đạo lý “Tương thân tương ái” của dân tộc ta tác dụng làm nên khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc .Anh/chị có đồng tình với điều này không ? Vì sao?

0 bình luận về “Đọc đoạn trích: Những ngày qua, đau đáu hướng về miền Trung với nỗi đau quặn lòng, mỗi người chúng ta cũng thấy lan tỏa, nhân lên gấp bội sự sẻ chia,”

  1. Câu 1 : 

    PTBĐ chính : tự sự

    Câu 2 : 

    Những hành động, việc làm của nhân dân thể hiện truyền thống “Tương thân tương ái” đối với “Khúc ruột miền Trung” đang oằn mình chống bão là : 

    + Đâu đâu trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức ở Trung ương và địa phương những ngày này đều thấy phát động, tiến hành quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ.

    + Hang nghìn người dân thuộc nhiều tầng, nhiều giới đã gác công việc, gia đình sang một bên để quyên góp, vượt đường sá xa xôi có trường hợp tới hàng nghìn km để mang lương thực, thực phẩm, áo phao, quần áo, thuốc men tới tận những nơi cô lập, ngập sâu nhiều ngày trong mưa lũ.

    + Người dân thức trắng đêm nấu cơm, làm bánh chưng… để đưa tới tận nơi những đồng bào mà nhà cửa, ruộng vườn bị ngập trắng.

    + Tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là đối với những hộ dân bị mất nhà cửa, những hộ ở vùng ngập sâu chia cắt dài ngày; tuyệt đối không để người dân thiếu đói, thiếu nước uống, không có chỗ ở…

    Câu 3 

    Theo em hiểu “ mệnh lệnh từ trái tim “ là việc giúp đỡ những đồng bào miền Trung không còn là việc làm , là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi người nữa mà những hành dộng nghĩa cử đó xuất phát từ tấm lòng chân thành , từ trái tim ấm áp, từ tình đồng bào máu mủ ruột thịt chảy trong mỗi con người Việt Nam.

    Câu 4

    Theo tác giả, truyền  thống đạo lý “Tương thân tương ái “ của dân tộc ta có tác dụng làm nên khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên vì   “ tương thân tương ái “ từ rất lâu đã là một tình cảm thiêng liêng , đẹp dễ , giản dị, thường trực trong trái tim mỗi con người Việt Nam, là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta. “ Tương thân tương ái “ là mọi người quan tâm, yêu thương , chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.“Tương thân tương ái” như sợi dây kết nối trái tim của những con người Việt , từ tình cảm này họ tin tường nhau , thấu hiểu nhau, không một sức mạnh nào có thể xâm hại ; từ đây tạo nên khối sức manh đại đoàn kết dân tộc .

    Bình luận

Viết một bình luận