Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gio sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân
Câu 1:Xác định PTBĐ của đoạn trích?
Câu 2:Đoạn trích viết theo thể thơ nào?Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
“Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau”
Câu 3:Tìm từ láy trong các từ:thong thả,đường đê,chon von,vọng về,lốm đốm,rười rượi,thiên nhiên
Câu 4:Nội dung của đoạn thơ đã gợi em nghĩ đến điều gì?
Giup mik vs
Câu 1 :
Phương thức biểu đạt : Biểu cảm
Câu 2 :
Thể thơ : Lục bát ( 6 – 8 )
Biện pháp tu từ : Nhân hóa
+ Đàn trâu thong thả
+ Lá hát
Tác dụng : Nhằm thể hiện vẻ đẹp giản dị, sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người, nổi bật được sự thong thả ở nơi bình yên quê hương
Câu 3 :
Từ láy : Thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi
Câu 4 :
Gợi : Tình yêu thương của tác giả đối với quê hương của mình khiến cho cảm xúc của em cũng dâng trào theo những lời văn, lời thơ của tác giả. Nhớ đến quê hương của mình, nhớ đến những chú trâu, nhớ đến vùng đất quê hương yên bình mà thân thương
Câu 1
PTBĐ : Biểu cảm kết hợp miêu tả
Câu 2
Đoạn trích viết theo thể thơ lục bát
Trong hai câu thơ: “Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau”
sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa qua ” đàn trâu thong thả ” , ” lá hát ”
đảo ngữ ” chon von lá hát ”
Câu 3
Từ láy : thong thả,chon von, lốm đốm , rười rượi
Câu 4
Đoạn thơ là nỗi nhớ, tình yêu thương tha thiết, nồng nàn tác giả dành cho quê hương của mình từ đây gợi cho em tình yêu quê hương xứ xở và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ , giữ gìn và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.