Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới “(…) Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa? Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu. (…) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt vơi những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ XXI…” (Bài phát biểu khai giảng – Thầy Nguyễn Minh Quý – THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng 05/09/2017) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn sau: Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai? Vì sao? Câu 4. Theo anh/ chị Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người?
Câu 1: nghị luận
Câu 2:
Câu hỏi tu từ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Nhấn mạnh những lo âu với thế hệ trẻ Việt Nam
Cho thấy sự trăn trở trong tác giả
Câu 3:
Đồng tình. Vì tất cả chỉ là định hướng. Thế giới biến đổi từng ngày và nghề nghiệp của thời điểm chúng ta chọn với thời điểm ta ra trường cũng đã khác nhau rất nhiềuu. Thiên tai, dịch bệnh có thể chính là yếu tố làm nghề nghiệp ta định hướng rơi vào quên lãng. ĐỒng thời, trong thời gian chờ đợi ấy, tâm thế, nhận thức của ta đã khác và có thể chưa chắc ta đã thấy được ngành nghề là quna trọng ,cần thiết.
Câu 4:
Theo em, đó là phải không ngừng nâng cao kiến thức. Có kiến thức ,kĩ năng thì mới có thể phản biện. ĐỒng thời ,phải tạo sẵn môi trường cho con người rèn luyện, nói lên tiếng nói của mình chứ không chỉ mãi phục tùng, nghe theo.