Đọc đoạn trích trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và trả lời câu hỏi : “ Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đầy tuần

Đọc đoạn trích trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và trả lời câu hỏi :
“ Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được bèn trối lại với nàng rằng:
– Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời.Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không cố gắng ăn miếng cơm, miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song, lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi, chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Bà cụ nói xong thì mất. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”
Câu 1. Nêu nguồn gốc, xuất xứ của truyện.
Câu 2. Những hình ảnh ước lệ “bướm lượn đầy vườn”, “mây che kín núi” biểu đạt ý nghĩa gì?
Câu 3. Lời thoại của bà mẹ Trương Sinh cho ta hiểu điều gì về bà? Như vậy, lời thoại có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?
Câu 4.Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu cảm nhận đoạn trích trên để làm rõ vẻ đẹp của “nàng”. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép có quan hệ tăng tiến (không những…mà còn…), một câu cảm thán ( ôi/ chao ôi/ hỡi ôi…) và một phép thế dùng để liên kết câu. (gạch chân và chú thích rõ).

0 bình luận về “Đọc đoạn trích trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và trả lời câu hỏi : “ Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đầy tuần”

  1. Câu 1:
    Xuất xứ: truyện thứ 16 trong số 20 truyện trong tác phẩm ” Truyền kỳ mạn lục

    Nguồn gốc: từ một truyện cổ dân gian ” Vợ chàng Trương “
    Câu 2:
    Dùng để nói lên nỗi buồn của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan, nỗi buồn trải dài theo năm tháng, nàng khao khát cái được gọi là hạnh phúc gia đình  mà sau này nàng cũng phải thừa nhận mình có cái “thú vui nghi gia nghi thất”.
    Câu 3:
    Bà là người mẹ chồng yêu thương nàng dâu là Vũ Nương không hề coi Vũ Nương là người ngoài vì bà cũng biết tấm lòng của nàng dành cho bà. Tác dụng là giúp mọi người học hỏi đức tính của 2 mẹ con Vũ Nương trong chuyện mẹ chồng nàng dâu ngoài đời thực

    Bình luận

Viết một bình luận