Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 30
Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Vậy thì, hoặc hình dung sự sống hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hoặc ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Câu 21: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Ca Huế trên sông Hương
B. Sống chết mặc bay
C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
D. Ý nghĩa văn chương
Câu 22. Ai là tác giả của đoạn văn trên
A. Nguyễn Tuân
B. Hoài Thanh
C. Đặng Thai Mai
D. Vũ Bằng
Câu 23. Đoạn văn trên chủ yếu nói về vấn đề gì?
A. Nội dung của văn chương
B. Nghệ thuật của văn chương
C. Mục đích của văn chương
D. Ý nghĩa và công dụng của văn chương
Câu 24.Từ nào dưới đây là từ Hán Việt
A. Dồi dào
B. Mãnh lực
C. Cặm cụi
D. Chật hẹp
Câu 25.Từ nào dưới đây không phải là từ láy?
A. Rộng rãi
B. Tha thiết
C. Sự sống
D. Lạ lùng
Câu 26. Trong câu “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, từ hình dung có nghĩa là gì?
A. Hình ảnh
B. Suy nghĩ
C. Tưởng tượng
D. Nhan sắc
Câu 27. Câu văn “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần” thuộc loại câu nào?
A. Câu rút gọn
B. Câu đặc biệt
C. Câu đơn
D. Cả ba ý trên đều không đúng
Câu 28. Nếu viết: “Chẳng những thế, văn chương do nhà văn giàu tình cảm và giàu tài năng sáng tác ra ” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu bổ ngữ
D. Thiếu trạng ngữ
Câu 29. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “dồi dào”?
A. Đầy đủ
B. Phong phú
C. Nghèo nàn
D. Thâm trầm
Câu 30. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
21d
22b
23d
24b
25c
26a
27a
28c
29c
30b Chúc bạn học tốt nhe^-^
21. D. Ý nghĩa văn chương
22. B. Hoài Thanh
23. D. Ý nghĩa và công dụng của văn chương
24. B. Mãnh lực
25. C. Sự sống
26. A. Hình ảnh
27. D. Cả ba ý trên đều không đúng
28. C. Thiếu bổ ngữ
29. C. Nghèo nàn
30. B. Nghị luận