Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.”
(Trích Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi, Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Xác định các danh từ, tính từ trong đoạn trích trên?
Câu 2: Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn trích trên?
Câu 3: Cảnh Sông nước Cà Mau qua đoạn văn là một bức tranh như thế nào?
Câu 4: Hãy trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau cực Nam của tổ quốc?
Đề 2:
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông…”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3: Đoạn trích trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng?
Câu 4: Qua đoạn trích trên, hãy trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô?
1. Đoạn văn trên miêu tả khung cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau
– Người kể quan sát mọi vật từ vị trí người ngồi trên thuyền
– Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc, mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động.
2. Câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh : Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Tác dụng : Nghệ thuật so sánh làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, khiến người đọc dễ hình dung ra sông ngòi ở Cà Mau rất nhiều và dày đặc, đi đâu cũng có thể nhìn thấy sông ngòi ở vùng đất này.
a.Đoạn văn trên đc trích trong văn bẳn Cô Tô của Nguyễn Tuân
PTBĐ: Miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm “:D
b.Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :
+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
+Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên …
* Tác dụng :
-Tăng sức gợi hình , gợi cảm
– Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn
-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ
-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả
Mk xin câu trả lời hay nhất nhé, cảm ơn bn rất nhiều, chúc bn học tốt.
#OLYMPIA WITH LOVE
Đề 1
Câu 1:
Danh Từ: Cà Mau; mạng nhện; nước; trời; khu rừng; Năm Căn; cá; …………
Tính Từ: Chi chít; xanh; rì rào;……….
Câu 2:
PTBĐ chủ yếu: Miêu Tả
Câu 3:
– Cảnh thiên nhiên Cà Mau là 1 bức tranh tươi đẹp, được phủ kín bới sắc xanh, nguyên sơ có vẻ đẹp rộng lớn, bao la, khoáng đãng, hùng vĩ đầy hấp dẫn.
Câu 4:
Cảm Nhận: Cà Mau là 1 bức tranh thiên nhiên rất tươi đẹp, hùng vĩ, trù phú mà lại tấpcnập tràn đầy tiếng cười đùa nói chuyện của người dân ở nơi đây, tuy hình ảnh còn rất nguyên sơ nhưng dưới ngòi bút tài hoa của tác giả Đoàn Giỏi Cà Mau, hình ảnh của chợ Năm Căn, và dòng sông Năm Căn khi đọc khiến cho người đọc dâng trào cảm xúc, hứng thú phải biết.
Đề 2
Câu 1
– VB: Cô Tô
– Của tác giả Nguyễn Tuân
Câu 2
PTBĐ chính: Miêu Tả
Câu 3
– Gọi tên BPNT: So sánh, nhân hóa
– Chỉ ra:
+ Hình ảnh so sánh: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi ( Vân vân còn nhiều hình ảnh khác mk chỉ nói 1 hình ảnh thôi nhé tóm lại có từ NHƯ là được )
+ Hình ảnh nhân hóa: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.
Câu 4
– Cảnh Mặt Trời mọc ở Cô Tô là 1 hình ảnh rất đẹp vì Mặt Trời đã được tái hiện lại thông qua những từ ngữ gợi hình, gợi cảm của tác giả Nguyễn Tuân như: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.