Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Hình như tức quá không thể chịu được,chị Dậu liều mạng cự lại: -Chồng tôi đau ốm,ông không được phép hành hạ! Cai

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Hình như tức quá không thể chịu được,chị Dậu liều mạng cự lại:
-Chồng tôi đau ốm,ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp,rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
-Mày trói ngay chồng bà đi,bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn,ấn dúi ra cửa.Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền,hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất,miệng vẫn thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu.Nhanh như cắt,chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn.Hai người giằng co nhau,du đẩy nhau,rồi ai nấy đều buông gậy ra,áp vào vật nhau.Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm.Kết cục,anh chàng”hầu cận ông lí”yếu hơn chị chàng con mọn,hắn bị chị này túm tóc lẳng cho môt cái,ngã nhào ra thềm
1,Nội dung chủ yếu của đoạn trích trên là gì?
2,Xác định PTBĐ
3,Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn trên?Nêu tác dụng

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Hình như tức quá không thể chịu được,chị Dậu liều mạng cự lại: -Chồng tôi đau ốm,ông không được phép hành hạ! Cai”

  1. 1.Sau bao nhẫn nhịn, chị Dậu vùng lên chống lại cai lệ cùng người nhà lí trưởng để bảo vệ người chồng đang ốm đau, bệnh tật.

    2. PTBĐ: tự sự+ miêu tả.

    3. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích là thủ pháp tăng cấp. Tăng cấp trong xưng hô và hành động của chị Dậu đói với cai lệ và người nhà lí trưởng.

    Tác dụng: Làm cho đoạn văn thêm sinh động và lôi cuốn người đọc người nghe.

    Cụ thể hóa hành động và căm phẫn trong nhân vật khi chống lại kẻ cường quyền. Thấy được sự đối lập giữa người nông dân và tay sai của cường quyền. Là sự khẳng định tinh thần đấu tranh trong người nông dân bị áp bức. 

    Bình luận
  2.                                    Bài làm

    1. Nội dung chủ yếu của đoạn trích trên là : Đoạn văn tái hiện lại cảnh chị Dậu bị ép đến đường cùng phải đứng dậy đấu tranh để bảo vệ tính mạng của chồng và sự thất bại thê thảm của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. Qua đó, nêu lên quy luật tất yếu của cuộc sống : ( tức nước thì vỡ bờ ) ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh

    2. PTBĐ : Tự sự + Miêu tả

    3. Nghệ thuật tăng cấp : qua cách xưng hô của chị Dậu gọi “ông” xưng “tôi” đến gọi “mày” xưng “bà”, qua cách hành động của chị Dậu ; qua cách hành động của chị Dậu từ ” nhún nhường, van xin” đến ” liều mạng chống cự” đến “đấu tranh”

    Tác dụng : thể hiện được nỗi căm hận đang dâng lên đến tột đỉnh của chị Dậu. Khẳng định tinh thần đấu tranh của người nông dân khi bị áp bức. 

    Bình luận

Viết một bình luận