Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.(Ngữ văn 8, tập 2)
C1:đoạn văn trích từ tác phẩm nào?của ai?tác giả nêu mục đích chân chính của việc học.Mục đích đó là j?
C2:hãy xác định kiểu câu trần thuật và nêu chức năng của câu trần thuật cs trong đoạn trích trên?
Người lạ oư,giúp em vs¯\(◉‿◉)/¯
Câu 1: Đoạn văn trích từ tác phẩm: Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
Mục đích chân chính của việc học là học để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi
Câu 2:
Câu trần thuật: Nước mất, nhà tan đều do những điều tê hại ấy
Chức năng: thông báo
Chúc bn học tốt
Xin ctlhn
Câu 1:
– Đoạn văn trích từ tác phẩm: “Bàn Luận Về Phép Học”
– Tác giả là: La Sơn Phu Tử – Nguyễn Thiếp.
– Mục đích chân chính của việc học:
+ Học để “biết rõ đạo” (tức là học để biết cách làm người, sống tốt, xử sự đúng mực).
+ “Ngọc không mài, không thành đồ vật” (con người không học hành, tu dưỡng thì không có khả năng làm việc tốt, giúp ích cho đời, lời nhắn nhủ khuyên răn chúng ta nên cố gắng phấn đấu học tập không nên lơ là, xem nhẹ việc học).
+ Học không phải vì cầu danh lợi
Câu 2:
“Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người.”
“Kẻ đi học là học điều ấy.”
→ Kiểu câu trần thuật đơn (có từ là)
⇒ Chức năng dùng để nhận định về “Đạo” và “Kẻ đi học”.
Đúng thì vote + cảm ơn giúp mik nhé!