Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi của họ. Nhưng đi họp, hội thảo chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là chậm hết lần này, đến lần khác và bệnh lề mề không sửa được.”.
(“Bệnh lề mề”, SGK Ngữ văn 9, tập 2, Trang 20)
.
Em hiểu “bệnh lề mề” ở đây có nghĩa là gì? Cách nói “bệnh lề mề” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Có thể hiểu bệnh lề mề là cách làm việc chậm chạp, không khẩn trương, để kéo dài công việc không cần thiết, làm cho xong việc chứ không hướng đến hiệu quả công việc và hiệu xuất lao động. Đặc điểm dễ thấy nhất của căn bệnh lề mề đó là hiện tượng đi trễ về sớm, làm việc đối phó, lảng tránh, đùn đẩy công việc
-” bệnh lề mề” sử dụng biện pháp ẩn dụ
– tác dụng: để chỉ sự chậm trễ trong mọi việc mà không ảnh hưởng đến lợi ích bản thân, làm câu văn sáng tạo và ngắn gọn hơn