Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to: – Đây rồi!… Thế chứ lại! Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
– Đây rồi!… Thế chứ lại!
Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
– Ù! Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu, mày!

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”
C1: Chỉ ra các câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn trích.
C2: Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng có trong đoạn trích.

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to: – Đây rồi!… Thế chứ lại! Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:”

  1. C1:

    – Các câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn trích là:

    + Đây rồi!

    + Thế chứ lại!

    + Ù!

    + Điếu, mày!

    C2:

    – Công dụng của dấu chấm lửng có trong đoạn trích là: thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. 

    Bình luận
  2. C1: Câu đặc biệt: (Phần gạch chân và in đậm)

    “Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

    Đây rồi!Thế chứ lại! 

    Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

    Ù! Thông tôm, chi chi nảy!Điếu, mày!

    Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”

    C2: Tác dụng của dấu chấm lửng có trong đoạn trích là: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. 

    Chúc bạn học tốt~

    Bình luận

Viết một bình luận