ĐỌC HIỂU: BA NGƯỜI BẠN Chuồn chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn. Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi. Chuồn chuồn chế nhạo: – Cậu thật ngốc, chẳng biết gì là niềm vui trên đời này. Bướm chê bai: – Siêng năng thì ai khen đâu chứ! Ngày nọ, một cơn bão ập đến. Cây cỏ trong vườn bị phá tan hoang. Chuồn chuồn và Bướm chẳng còn gì để ăn cả, riêng Ong vẫn đầy ắp mật ngọt. Ong rủ: – Các cậu về sống chung với tớ đi. Chuồn chuồn và Bướm rất cảm động: – Cảm ơn cậu. Chúng tớ ân hận lắm. Từ giờ, chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc. Khuê Văn Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng nhất:
1. Bài văn có mấy con vật? a. 2 con. b. 3 con. c. 4 con.
2. Vì sao Chuồn Chuồn và Bướm chê bai Ong? a. Vì Ong không biết đến niềm vui trong cuộc sống. b. Vì ong làm việc chăm chỉ một cách vô ích. c. Vì Ong làm việc không biết mệt mỏi.
3. Chuyện gì xảy ra với khu vườn? a. Bị con người tàn phá. b. Bị hạn hán. c. Bị bão lũ tàn phá.
4. Ong đã làm gì giúp đỡ Chuồn Chuồn và Bướm trong lúc hoạn nạn? a. Giúp Chuồn chuồn và Bướm hiểu ra lỗi lầm của mình. b. Rủ Chuồn Chuồn và Bướm về nhà mình sống cùng. c. Chia sẽ thức ăn cho Chuồn Chuồn và Bướm.
5. Câu chuyện trên khuyên em điều gì? a. Phải biết dự trữ thức ăn. b. Phải biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. c. Cả hai đáp án trên.
6. Câu “Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi” có mấy từ chỉ hoạt động? a. Ba từ. Đó là: tìm, làm, rong chơi b. Bốn từ. Đó là: cặm cụi, tìm, làm, rong chơi c. Năm từ. Đó là: mải miết, cặm cụi, tìm, làm, rong chơi
7. Câu: “Chuồn chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn” thuộc mẫu câu nào? a. Ai – là gì? b. Ai- thế nào? c. Ai- làm gì?
8. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Ngày nọ, một cơn bão ập đến” trả lời cho câu hỏi nào? a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao?
9. Từ trong bài đồng nghĩa với chăm chỉ là: a. Cặm cụi. b. Siêng năng. c. Mải miết.
1 . Bài văn có B.3 con vật đó là Chuồn Chuồn , Ong và Bướm
2 . Chuồn Chuồn và Bướm chê bai Ong A . vì Ong không biết đến niềm vui trong cuộc sống.
3 . Khu vườn bị bão ập đến —>C . Bị bão lũ tàn phá.
4 . Ong rủ: – Các cậu về sống chung với tớ đi. —> B . Rủ Chuồn Chuồn và Bướm về nhà mình sống cùng.
5 . Câu chuyện khuyên chúng ta : Phải biết dự trữ thức ăn và giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. —> C. Cả hai đáp án trên.
6 . “Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi”—>C . Năm từ. Đó là: mải miết, cặm cụi, tìm, làm, rong chơi
7 . “Chuồn chuồn, Ong và Bướm //là ba …. một khu vườn”
CN VN
—->A. Ai – là gì?
8 . “Ngày nọ, một cơn bão ập đến”
Cụm từ gạch chân chỉ thời gian —>B . Khi nào?
9 . Chăm chỉ đồng nghĩa với : —-> B . Siêng năng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!
@ngaangaa
1. Bài văn có mấy con vật? a. 2 con
.b. 3 con.
c. 4 con.
2. Vì sao Chuồn Chuồn và Bướm chê bai Ong?
a. Vì Ong không biết đến niềm vui trong cuộc sống.
b. Vì ong làm việc chăm chỉ một cách vô ích.
c. Vì Ong làm việc không biết mệt mỏi.
3. Chuyện gì xảy ra với khu vườn?
a. Bị con người tàn phá.
b. Bị hạn hán.
c. Bị bão lũ tàn phá.
4. Ong đã làm gì giúp đỡ Chuồn Chuồn và Bướm trong lúc hoạn nạn?
a. Giúp Chuồn chuồn và Bướm hiểu ra lỗi lầm của mình.
b. Rủ Chuồn Chuồn và Bướm về nhà mình sống cùng.
c. Chia sẽ thức ăn cho Chuồn Chuồn và Bướm.
5. Câu chuyện trên khuyên em điều gì?
a. Phải biết dự trữ thức ăn.
b. Phải biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
c. Cả hai đáp án trên.
6. Câu “Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi” có mấy từ chỉ hoạt động?
a. Ba từ. Đó là: tìm, làm, rong chơi
b. Bốn từ. Đó là: cặm cụi, tìm, làm, rong chơi
c. Năm từ. Đó là: mải miết, cặm cụi, tìm, làm, rong chơi
7. Câu: “Chuồn chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai – là gì?
b. Ai- thế nào?
c. Ai- làm gì?
8. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Ngày nọ, một cơn bão ập đến” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Ở đâu?
b. Khi nào?
c. Vì sao?
9. Từ trong bài đồng nghĩa với chăm chỉ là:
a. Cặm cụi.
b. Siêng năng.
c. Mải miết.
Xin hay nhất