Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. (1)“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. (2)Trên

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi.
(1)“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. (2)Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. (3)Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […].(4) Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. (5)Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.”
(Trích Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi, Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1. Các từ Cà Mau, Thái Lan, Năm Căn thuộc từ loại gì? (1 điểm)
Câu 2. Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn văn trên? (0.5 điểm)
Câu 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) và cho biết đặc điểm, cấu tạo từng thành phần. (1.5 điểm)
Câu 4. Gọi tên, nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu văn: Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.” (1.5 điểm)
Câu 5. Qua đoạn văn, cảnh sông nước Cà Mau hiện lên là một bức tranh như thế nào? (0.5 điểm)

0 bình luận về “Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. (1)“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. (2)Trên”

  1. Câu 1:
    -Các từ Cà Mau, Thái Lan, Năm Căn thuộc từ loại:Danh từ
    Câu 2:
    -Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự
    Câu 3:

    Càng đổ dần về / hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch / càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

    * Lưu ý:

    – Gạch chân là VN, in đậm là chủ ngữ.

    * Cấu tạo:

    – Chủ ngữ: danh từ

    – Vị ngữ:

    + Đổ dần về: động từ

    + Bủa giăng chi chít như mạng nhện: tính từ.


    Câu 4:
    -Biện pháp tu từ: So sánh(so sánh ngang bằng)
    -Tác dụng:
    +Nói lên hình ảnh rừng đước vững chắc,cao lớn, chắc chắn như hai dãy trường thành vô tận
    +Sự rộng lớn, hùng vĩ của thiên nhiên Cà Mau
    Câu 5:
    -Qua đoạn văn, cảnh sông nước Cà Mau hiện lên là một bức tranh tươi đẹp, hùng vĩ, rất hoang dã

    Bình luận
  2. Câu `1:`

    Các từ Cà Mau, Thái Lan, Năm Căn thuộc từ loại: danh từ

    Câu `2:`

    – Phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự 

    Câu `3:`

    Càng đổ dần về / hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch / càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

    * Lưu ý:

    – Gạch chân là VN, in đậm là chủ ngữ.

    * Cấu tạo:

    – Chủ ngữ: danh từ

    – Vị ngữ:

    + Đổ dần về: động từ

    + Bủa giăng chi chít như mạng nhện: tính từ.

    Câu `4:`

    – Biện pháp tu từ: so sánh

    – Tác dụng: Thể hiện sự hùng vĩ, mênh mông của hai dãy trường thành. Qua đó thể hiện sự thích thú, choáng ngợp của tác giả trước cảnh đẹp này.

    Câu `5:`

    Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên là một bức tranh tráng lệ, xinh đẹp mà hùng vĩ. Chúng hiện lên thật gần gũi, đầy sức sống với người dân, khách tham quan. Chúng vô cùng sinh động và đẹp đẽ. Cạnh đó, sự hùng vĩ, mênh mông cũng được tác giả miêu tả rất chi tiết và rõ ràng, rừng đước, dòng sông hiện lên như một bức tranh riêng biệt, không thể lẫn vào đâu được.

    Bình luận

Viết một bình luận