Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người . Qua câu nói trên giúp em cảm nhận dc gì khi học hai bài cảnh khuya và rằm tháng riêng của hồ ch

Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người . Qua câu nói trên giúp em cảm nhận dc gì khi học hai bài cảnh khuya và rằm tháng riêng của hồ chí minh

0 bình luận về “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người . Qua câu nói trên giúp em cảm nhận dc gì khi học hai bài cảnh khuya và rằm tháng riêng của hồ ch”

  1. Nhà văn Pháp Ana-tôn Prawng-xơ từng nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”. Em thấy đây là một quan điểm hoàn toàn đúng và chính xác. Đặc biệt là đối với hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. Bác Hồ (1890-1969), là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác còn là danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Người viết ở chiến khi Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại âm mưu và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Hai bài thơ đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên và tâm tư của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh đối với đất nước lúc bấy giờ. Trong bài thơ Cảnh khuya, Bác đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên và tâm tư dành cho nước, cho dân của mình. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” là hai câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên vô cùng tài hoa của Người. Bức tranh có âm thanh, có hình ảnh. Tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa, cho thấy một âm thanh tiếng suối rả rích trong đêm vô cùng êm tai và tha thiết. Hình ảnh trong câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” đã vẽ nên cả một không gian thiên nhiên rộng lớn, nhiều tầng. Trăng xuất hiện nhiều trong thơ của Bác, nhưng trong bài thơ này, trăng hiện lên với ánh sáng bao phủ tầng tầng lớp lớp. Bức họa tuyệt đẹp ấy có ánh trăng hòa với bóng cây cổ thụ, hòa với bóng của những bông hoa. Người đọc như thấy được một bức tranh tuyệt mĩ về cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc. Hình ảnh so sánh trong câu thơ “Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ” đã thể hiện được vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên Việt Bắc đêm trăng ấy. Câu thơ cuối cùng “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” đã thể hiện được tâm tư, lo lắng của Người đối với cuộc kháng chiến của dân tộc. Người dành cả đời để lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập, tự do, đem đến sự nghiệp thắng lợi vẻ vang và ấm no cho nhân dân. Chính vì thế, bài thơ Cảnh khuya đã cho ta thấy được tình yêu thiên nhiên và tâm tư, nỗi lo của Người dành cho nước nhà. Trong bài thơ Rằm tháng giêng, chủ đề chung vẫn là tình yêu thiên nhiên và nỗi lo lắng dành cho đất nước của Người. Câu thơ “Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân lẫn nước màu trời thêm xuân” vẽ nên một khung cảnh tràn ngập ánh trăng, bát ngát, có sông và trời, bao la và rộng lớn. Người đọc thấy được một khung cảnh tràn ngập sức sống, tươi đẹp và sự tài hoa của Bác. Và trên dòng sông thơ mộng, dưới ánh trăng ấy, Người đang cùng những người chiến sĩ khác bàn bạc việc quân. Ánh trăng thì vẫn bầu bạn mãi với Người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Từ đây, người đọc thấy được chất thi sĩ và chất chiến sĩ hòa quyện trong con người Bác. Bác vừa yêu thiên nhiên, sống gần gũi với thiên nhiên mà vẫn đảm đương trách nhiệm đối với đất nước, với nhân dân của mình. Tóm lại, bài thơ Cảnh khuya va Rằm tháng Giêng cho thấy một tâm hồn đậm chất thi sĩ và chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Bình luận
  2. Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, nhà quân sự, chính trị lỗi lạc của cách mạng Việt Nam mà còn là nhà thơ, nhà văn lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Không chỉ làm cách mạng, Bác còn viết thơ, làm văn để phục cho chiến đấu. Bởi vậy, mà trong bảy mươi chín năm cuộc đời của Người không chỉ có những thành quả cách mạng lớn lao mà còn có một bộ sưu tập thơ bất hủ, có thể kể đến tập “Nhật ký trong tù”, các bài thơ Bác viết gửi thiếu nhi, hay những bài thơ ngẫu hứng khi ngắm thiên nhiên Bác đều gửi gắm những tâm tư, niềm mong mỏi và cả sự lạc quan, hướng về những điều tốt đẹp trong tương lai. Một trong những bài thơ hay nhất của Bác viết trong kháng chiến có thể kể đến “bộ đôi” hai bài thơ trăng “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.

    Bài thơ Cảnh khuya được mở đầu bằng những câu thơ tả cảnh, gợi cảm đầy mê hoặc:

                                              “Tiếng suối trong như tiếng hát xa
                                               Trăng lòng cổ thụ bóng lồng hoa”

    Thiên nhiên vừa tĩnh lại vừa động, tiếng suối róc rách chảy xa xa qua cái cảm của nhà thơ tựa như tiếng hát con người đang vọng lại, ấm áp và đầy thiết tha. Tiếng hát của dòng suối chảy ấy đã át đi cả tiếng của những bom đạn quân thù để rồi trong đêm khuya tĩnh lặng, tiếng suối trở thành một thanh âm thi vị dịu dàng, trong trẻo mang lại chút thư thái nơi tâm hồn của nhân vật trữ tình. Bản nhạc của suối nguồn núi rừng mang đến cho thính giác cảm giác êm đềm, hấp dẫn thì đến cảnh sắc Việt Bắc lại làm cho ánh mắt thi nhân không thể rời.  Hoa cỏ, thiên nhiên và đặc biệt là ánh trăng đẹp đẽ trên bầu trời xa kia đã khiến cho tâm hồn nhà thơ không khỏi xuýt xoa mà buông những lời thơ tựa nét vẽ của bức họa núi rừng:

                                                   “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

    Trăng toả ánh sáng xuống trần gian, hòa trong vẻ đẹp của cây rừng Việt Bắc. Ánh trăng lồng qua từng bóng cây già, luồn qua từng cành cây, kẽ lá in bóng cảnh vật xuống mặt như những bông hoa. Trăng, cây, và hoa gắn kết, quấn quýt, giao hòa như tình cảm gắn kết giữa quân và dân Việt Nam. Cảnh hữu tình quá, thơ mộng quá, cảnh làm lòng người xuyến xao khôn tả. Trăng khuya soi rọi bóng cây già, tiếng suối chảy xa tựa bản nhạc ngân nga, rừng Việt Bắc thật đẹp quá. 

    Bình luận

Viết một bình luận