Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”, Những

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Câu 1: Nêu thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Xác định và phân tích giá trị của phép tu từ có trong đoạn trích?
Câu 4: Theo em, vì sao tác giả lại đặt câu thơ: “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe” trong
dấu ngoặc kép?

0 bình luận về “Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”, Những”

  1. Câu 1:

    – Thể loại: thơ

    – PTBĐ: biểu cảm

    Câu 2: Nội dung: cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

    Câu 3: 

     Biện pháp nhân hoá: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

    -> Tác dụng:  khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền.

    – biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe” là động từ chỉ hoạt động của thính giác, “thấm” lại là cảm nhận của xúc giác.

    -> Tac dụng: Hình nhr con thuyền trở nên sinh động hấp dẫn. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình.

    Câu 4: tác giả lại đặt câu thơ: “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe” trong dấu ngoặc kép vì đó là lời cảm tạ trời đất của dân chài trước chuyến đi biển an lành và thắng lợi.

    Bình luận
  2. `-`Câu `1“)`

    `-` Thể loại: thể thơ

    `-“P“T“B“Đ` chính: biểu cảm

    `-`Câu `2“)`

    `->`Nội dung: miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một chuyến đi dài

    `-`Câu `3“)`

    `->` Biện pháp nhân hoá: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm“,” cả thân hình“.

    `=>` Tác dụng:  giúp những vật vô tri vô giác trở nên sinh động, có cảm giác như người thật qua đó thấy được sự mệt mỏi của những người dân đánh cá qua hình ảnh chiếc thuyền trở về

    `->` Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:”Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

    `=>` Tác dụng: gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền có thể cảm nhận được nghe thấy được “thấm” dần trong thớ vỏ qua đó ta cảm nhận được sự tinh tế trong thơ của Tế Hanh và tình yêu quê hương nồng nàn

    `-`Câu `4“)`

    `->`Theo em, người dân đặt  câu thơ: “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe” trong dấu ngoặc kép vì để như một lời nói trực tiếp để cảm tạ thần linh đã phù hộ cho chuyến đi êm đẹp và thu được nhiều cá, đời sống làng chài tốt hơn

    Bình luận

Viết một bình luận