Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình. Tất cả đều là việc của mẹ. Giặt, phơi, xếp, ủi, treo lên móc. Mỗi sáng, tôi chỉ việc mặc những chiếc áo rất phẳng, tinh tươm để đến trường. Cho đến một ngày nọ mẹ đi vắng, và trời trưa đang nắng bỗng lắc rắc vài hạt mưa. Không cách nào khác, tôi phải làm. Lấy quần áo từ sào phơi, ôm vào phòng. Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, “nóng giòn”. Mùi của nắng. Và lần đầu tiên trong đời, tôi ngồi xuống bên đống quần áo, lóng ngóng, bắt đầu xếp từng cái một.
Tôi chỉ muốn nói rằng … những ví dụ đó không hoàn toàn là những việc nhỏ nhặt.
Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2017)
Câu 1 Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 Năm mười bốn tuổi, nhân vật “tôi” chưa thể tự làm được việc gì?
Câu 3 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu văn: “Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch”…
Câu 4 Bài học em nhận được qua câu văn sau là gì?
“Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?”
Câu 5 Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của thói quen tự lập đối với mỗi người
Help me!!!Cần gấp!!!
Bài làm
Câu 1 : Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên : Tự sự, biểu cảm
Câu 2 : Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình.
Câu 3 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu văn: “Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch”… :
Lấy những cái bình thường, tầm thường nhất qua lắng kính của độc giả đối lập với cái nhìn qua lăng kính của độc : không bình thường, xa lạ
Câu 4 :
Đó là bài học về tính tự lập. Trong cuộc sống phải biết tự giải quyết các vấn đề dễ dàng nhất của mình, không nên trông chờ hay ỷ lại vào người khác, phải có ý thức tự giác trong công việc của mình. Từ đó mới tạo niềm tin cho người xung quanh rằng bản thân mình có thể và có trách nhiệm hoàn thành nhiều công việc khác nữa
Câu 5 :
Có rất nhiều yếu tố quan trọng và rất cần thiết đối với 1 con người. Tự lập là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công của con người. Tự lập là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỉ lại, không nhờ vả người khác. Nó thể hiện sự tự tin của bản thân ta. Tính tự lập còn giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,…Giúp cho ta dần dần hoàn thiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ, tạo niềm vui cho cuộc sống. Như trong đoạn trích trên nhân vật ” tôi ” đã có một trải nghiệm đầy mới lạ đó là “Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, “nóng giòn”. Mùi của nắng. Và lần đầu tiên trong đời, tôi ngồi xuống bên đống quần áo, lóng ngóng, bắt đầu xếp từng cái một.” Sự mới mẻ đó không chỉ là sự lạ lẫm bình thường mà nó đã mở ra và đưa đến cho nhân vật tôi một thế giới mới – một thế giới biết quan tâm, yêu quý mẹ hơn. Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này để ta có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đời đầy bon chen xô bồ này.